7 thói quen ai cũng nên thực hiện để có lối sống xanh hơn
Tin liên quan
1. Sử dụng bộ ba sinh thái
Kim loại, thủy tinh và gỗ là những lựa chọn thay thế tốt nhất cho nhựa, giúp bạn có lối sống xanh hơn và giảm số lượng nhựa khi đi đến các bãi chôn lấp hoặc thải ra đại dương. Thủy tinh hầu hết có thể tái chế 100% cùng với thép, nhôm và các phế liệu kim loại khác không bị rỉ sét. Bạn có thể tạo thói quen chỉ sử dụng các đồ vật được làm từ những vật liệu này và giúp những người khác làm điều tương tự.
2. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Đi xe buýt đến nơi làm việc thay vì lái xe đến đó hoặc di chuyển bằng tàu hỏa thay vì máy bay là một số trong những con đường xanh có tác động lớn với môi trường. Mặc dù có sẵn các lựa chọn thay thế để thay thế nhiên liệu hóa thạch, nhưng chúng vẫn chưa phổ biến. Do đó, đi xe buýt sẽ tiết kiệm được lượng nhiên liệu lẽ ra sẽ được sử dụng hết nếu mọi người vẫn theo thói quen cũ là đi ô tô cá nhân hoặc xe máy.
3. Giảm mức sử dụng
Bạn có thể tránh mua những đồ ăn vặt đựng trong bao bì nhựa không thể tái chế. Đồ ăn vặt có thể trở nên lành mạnh và xanh hơn nếu bạn tự nấu ở nhà. Vào cuối tuần, bạn có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ để có thể được lưu trữ trong tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Giảm lượng dầu gội đầu, sữa rửa mặt hoặc kem đánh răng bạn sử dụng có thể tạo ra hiệu quả đáng kể. Bạn nên cố gắng thay thế các vật dụng này bằng các vật dụng thay thế không có nhựa. Nhưng nếu không thể, bạn hãy sử dụng một ít vật dụng nhựa nhỏ, nhiều nhất có thể. Bạn mua càng ít thì càng ít bao bì nhựa bị bỏ vào thùng rác. Hơn nữa, mua những gói lớn hơn thay vì mua những gói nhỏ cũng làm giảm lượng nhựa lãng phí.
Bạn hãy tập thói quen đóng vòi nước. Giảm lãng phí nước là một trong những cách để có lối sống xanh. Mua quần áo bạn cần thay vì chạy theo thời trang nhanh cũng là một cách khác để có lối sống xanh hơn.
4. Tái sử dụng theo cách hiện đại
Nhựa dùng một lần là mối đe dọa đối với xã hội. Chúng nên được thay thế hoàn toàn bằng các vật liệu thay thế như túi vải và úi giấy, ống hút bằng kim loại hoặc có thể phân hủy sinh học. Hộp đựng có thể tái sử dụng và chai có thể tái sử dụng. Mang theo những vật dụng có thể tái sử dụng là một thói quen đáng để bạn duy trì.
5. Tái chế chất thải
Bước đầu tiên để tái chế là phân tách. Phân loại rác thành các loại riêng biệt: thủy tinh và kim loại, giấy và bìa cứng, thức ăn thừa và vỏ, rác vườn và rác điện tử. Bạn hãy tìm các trạm tái chế hoặc ủ phân thích hợp cho thùng rác được phân loại. Việc tái chế sẽ dễ dàng nếu bạn có thói quen tốt trong việc phân loại rác thải.
6. Tiết kiệm điện
Bạn nên mở rèm cửa vào ban ngày thay vì bật tất cả đèn. Hãy nhớ tắt công tắc khi rời khỏi nhà hoặc đi ngủ. Những thói quen nhỏ này có thể tạo ra tác động lớn. Thói quen này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và tiết kiệm một số nhiên liệu hóa thạch cho Trái đất. Bạn hãy cố gắng chuyển sang sử dụng điện sạch như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió.
7. Ăn ít thịt và sữa
Chúng ta dành nhiều đất nông nghiệp để trồng thức ăn gia súc và chăn nuôi gia súc. Nhiều lần, rừng bị chặt phá để làm bãi chăn thả gia súc, khiến việc chăn nuôi gia súc trở thành một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn nữa, bò, dê, cừu và trâu tạo ra một loại khí độc hại gọi là khí mê-tan. CH4 và CO2 là hai loại khí tạo ra sự nóng lên toàn cầu. Ăn ít hơn hoặc bỏ hoàn toàn thịt và sữa có thể giúp ích đáng kể tình trạng này về lâu dài. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Ngọc Huyền – Theo enkingint
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất