Những thực phẩm nào dễ nhiễm khuẩn Salmonella?
Tin liên quan
Vừa qua, sự việc hơn 600 học sinh trường iSchool Nha Trang phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa tại trường và có một trẻ bị tử vong đang gây xôn xao dư luận. Tối qua, Sở Y tế Khánh Hòa đã cung cấp kết quả phân tích nguyên nhân ngộ độc ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) cho thấy tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella.
Bữa ăn trưa khiến hơn 600 học sinh trường iSchool nhập viện, khuẩn Salmonella được nghi ngờ xuất phát từ món sốt trứng hoặc rau sống.
CDC Mỹ đã ước tính loại vi khuẩn Salmonella đã gây nên khoảng 1,35 triệu ca nhiễm trùng, 26.500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Hoa Kỳ hàng năm, và hầu hết xuất phát từ thực phẩm.
Vi khuẩn Salmonella có thể xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, rau mầm, trái cây, rau sống và thậm chí là những thực phẩm đã chế biến sẵn.
Ở nhiều bang của Mỹ, những người bị bệnh trong một số đợt bùng phát Salmonella gần đây có liên quan đến thịt bò xay, cá ngừ sống, thịt gà, nấm, hành tây, đào, đu đủ, hạt điều, trái cây cắt miếng,... Bên cạnh đó, Salmonella cũng lây sang người qua nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường, động vật hoặc từ người khác. Những loại thú cưng hoặc động vật bạn tiếp xúc ngoài đường cũng có thể chứa vi khuẩn Salmonella và nhiều vi trùng có hại.
Vi khuẩn Salmonella.
Biểu hiện nhiễm khuẩn Salmonella là tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,... khởi phát sau từ 1 đến 3 ngày nhiễm khuẩn. Triệu chứng nghiêm trọng nhất là mất nước, mất muối và các khoáng chất cần thiết. Những đối tượng như trẻ sơ sinh hay người cao tuổi có mệnh mãn tính, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch có thể bị mất nước dẫn tới tử vong.
Làm sao để phòng tránh ngộ độc do khuẩn Salmonella?
Để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng nhiễm khuẩn thức ăn từ vi khuẩn Salmonella, khi giết mổ súc vật, bạn nên chú ý không để lông hoặc phân của chúng dây vào thịt và các nội tạng khác. Khi sơ chế làm sạch thật kỹ lòng và nội tạng, không để lẫn với thịt, khi nấu phải luộc thật kỹ và ăn ngay, không lưu cữu lâu ngày. Đặc biệt, không nên ăn tiết canh và các loại thịt tái, trứng tái. Những món ăn còn thừa đang dự trữ cần phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Hãy cẩn trọng với những món như giò, chả, thịt đông, pate,... vì chúng bảo quản lâu ngày dễ bị nhiễm khuẩn.
Hãy luôn ăn chín uống sôi để phòng tránh ngộ độc từ các vi khuẩn có hại.
Nếu như có điều kiện, bạn hãy cất giữ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Những món để lưu trữ, nấu chín xong hãy để nguội rồi cho vào tủ lạnh, chậm nhất 4h sau khi đã nấu xong. Đối với thức ăn đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì phải chế biến hoặc ăn ngay, không để bên ngoài quá 4h.
Bồ Đào (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất