Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Ăn lượng thế nào là đủ?

Moon 2022-12-15 15:05
- Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm là câu hỏi thường gặp của các sản phụ sau sinh.

Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh là một vấn đề cần được chú trọng. Nhiều sản phụ thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.

Lợi ích của việc ăn tôm

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Ăn lượng thế nào là đủ?
Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe

Tôm là một thực phẩm phổ biến có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng dinh dưỡng của tôm vô cùng dồi dào. Trong 85 gram tôm chứa 84 calo; 0,2g chất béo; 94,4mg natri; 0,2g carbohydrate; 20,4g chất đạm; 201mg photpho; 1,4mcg vitamin B12... Có thể nói tôm là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Tôm thường được chia ra làm 2 loại tôm đồng và tôm biển. Về cơ bản, cả hai loại tôm này đều có chứa những dưỡng chất như acid amin, Natri, Canxi, Sắt và các loại vitamin. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng và các thành phần cụ thể của hai loại tôm sẽ có sự khác biệt nhỏ như tôm biển rất giàu Canxi, Photpho, Sắt, Protid, các loại vitamin A, B1, B2, Omega - 3. Còn trong tôm đồng thì giàu đạm, kali, Photpho và Magie. 

Lợi ích của tôm với phụ nữ 

Như đã nói ở trên, trong tôm giàu vitamin B12, một thực phẩm cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Sau sinh mẹ cần bổ sung vitamin B12 nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe.

Một đặc điểm ở mẹ sau sinh là dễ mệt mỏi, căng thẳng, có thể dẫn đến trầm cảm. Trong tôm có chứa omega-3 có tác dụng chống lại mệt mỏi và trầm cảm.

Bên cạnh đó, trong tôm chứa hàm lượng protein dồi dào giúp chị em nhanh chóng lấy lại được làn da, mái tóc bóng khỏe. 

Sau sinh mổ có ăn tôm được không?

Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Ăn lượng thế nào là đủ?
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm là thắc mắc của nhiều sản phụ

Vì tôm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như phổ biến ở khắp nơi nên các sản phụ sau sinh thường thắc mắc là sau sinh mổ có ăn tôm được không.

Thực tế theo kinh nghiệm dân gian ngày trước truyền lại thì sau sinh mổ không nên ăn tôm. Vì tôm là thực phẩm có tính hàn không tốt cho sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra còn có tin đồn rằng ăn tôm khiến vết sẹo mổ khó lành, dễ để lại sẹo lồi.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc ăn tôm hay không không ảnh hưởng đến vết sẹo cũng như quá trình hồi phục của bà đẻ. Thậm chí phụ nữ sinh mổ nên ăn tôm để bổ sung dưỡng chất, nhanh hồi phục sức khỏe. Chỉ cần người đó không có tiền sử dị ứng hải sản nói chung và dị ứng tôm nói riêng thì hoàn toàn có thể cho tôm vào thực đơn cơm cữ.

Bên cạnh đó, để an toàn, mẹ sau sinh có thể ăn tôm đồng trước, sau đó mới ăn tôm biển. Bởi trong tôm biển có chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định, không tốt đối với cơ thể. 

Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm?

Ăn tôm nhiều dinh dưỡng, cung cấp lượng canxi, sắt, vitamin dồi dào cho sản phụ nhưng cần lựa chọn chính xác thời điểm ăn tôm để mang lại hiệu quả cao nhất cho phụ nữ sau sinh mổ.

Cụ thể, với các mẹ sau sinh mổ có thể ăn tôm sau 1 tuần sinh em bé. Lý do là trong tuần đầu tiên, cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, cơ thể người mẹ còn yếu, hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp. Nếu ăn thực giẩm nhiều dinh dưỡng và có vị tanh như tôm có thể dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Vì vậy, trong 1 tuần sau khi sinh, mẹ chỉ nên ăn các đồ ăn nhẹ, dễ tiêu như rau, thịt, trái cây.

Khi ăn tôm, sản phụ cũng chú ý ăn với lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể và vết mổ để có sự điều chỉnh phù hợp.

Một số món ăn ngon chế biến từ tôm dành cho mẹ sau sinh mổ

Tôm ngon và cũng dễ chế biến thành nhiều món ăn cho phụ nữ sau sinh. Chị em có thể tham khảo một số món ăn từ tôm trong thực đơn cơm cữ.

Tôm xào hẹ

Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Ăn lượng thế nào là đủ?
Tôm chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh

Hẹ có tính kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Do đó mẹ có thể làm món tôm xào hẹ ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Tôm hấp sả

Tôm hấp sả là cách chế biến tôm đơn giản nhất, chỉ cần làm sạch tôm và sả, thêm một chút nước vào cho lên bếp hấp là đã có món tôm ngon ngọt cho sản phụ.

Tôm rang

Món tôm rang với gia vị vừa phải thích hợp để ăn cùng cơm.

Tôm rim chua ngọt

Tôm rim chua ngọt cũng khá dễ làm, đưa cơm, hợp khẩu vị cho bà đẻ sau khi sinh mổ.

Các món canh rau nấu cùng tôm

Tôm ngoài làm các món ăn mặn còn dùng băm nhỏ nấu canh. Mẹ có thể nấu canh tôm rau ngót, canh tôm rau mùng tơi hay canh tôm với các loại củ quả.

Những lưu ý khi ăn tôm cho mẹ sau sinh mổ 

Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Ăn lượng thế nào là đủ?
Phụ nữ sau sinh mổ cần lưu ý không ăn quá nhiều tôm trong một lần, lượng 100g là vừa đủ

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có tính hàn. Do đó mẹ sau sinh mổ khi ăn tôm cần lưu ý:

- Không ăn tôm cùng với thực phẩm có tính hàn khác như dưa hấu, trái cây.

- Phụ nữ dị ứng hải sản, có tiền sử dị ứng tôm tuyệt đối không ăn tôm sau khi sinh

- Chị em cần nấu chín tôm hoàn toàn khi ăn, không ăn các món chế biến từ tôm sống như gỏi tôm, tôm sốt Thái.

- Không ăn quá nhiều tôm trong một bữa ăn: Tôm là thực phẩm giàu đạm, nhiều dưỡng chất. Vì vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều trong một lần ăn có thể gây ra các vấn đề khó tiêu, đau bụng. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn khoảng 100g tôm.

- Thời gian ăn tôm nên là bữa trưa để cơ thể kịp hấp thụ và tiêu hóa. Ăn tôm vào buổi tối sẽ khiến mẹ khó tiêu, khó chuyển hóa năng lượng.

- Sản phụ có tiền sử cường giáp nên hạn chế ăn tôm tối đa. Bởi ăn tôm sẽ làm tăng lượng I-ốt trong cơ thể mẹ, ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.

Như vậy bài viết đã cho bạn thông tin cụ thể về việc sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm. Mong rằng mỗi chị em sau sinh mổ dù mệt mỏi nhưng vẫn luôn là những người phụ nữ thông thái, biết chắt lọc thông tin phù hợp để tìm được thực đơn dinh dưỡng phù hợp với bản thân để sức khỏe nhanh hồi phục.

Moon (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lên sóng Running Man hậu drama, Jack bị chỉ trích vì nói trống không, hành động thô bạo với đàn anh