Chế độ ăn khi mang thai tháng thứ 6: Nên ăn gì và nên tránh gì?
Tin liên quan
Tháng thứ 6 là giai đoạn bạn đã vượt qua được triệu chứng buồn nôn do nghén. Lúc này, những cơn đói sẽ tăng lên vì bạn cần bổ sung năng lượng chuẩn bị cho những tháng cuối thai kỳ, đồng thời em bé cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển hoàn chỉnh.
Bà bầu tháng thứ 6 thường xuyên cảm thấy đói và có xu hướng “thèm đủ thứ”. Do đó, ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng trong thời kỳ này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Chế độ ăn khi mang thai tháng thứ 6 có thể “mở rộng” với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu tình trạng cơ thể mẹ và thai nhi đều ổn định thì bạn có thể ăn uống đa dạng hơn. Tuy nhiên, một số thực phẩm vẫn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để an toàn cho đến lúc sinh.
Những nhóm dinh dưỡng mà mẹ bầu cần hấp thu đầy đủ để đảm bảo cho thai kỳ
Chất đạm
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 75 - 100g protein mỗi ngày. Hàm lượng đạm này càng trở nên quan trọng trong tháng thứ 6 thai kỳ để bổ sung năng lượng cho mẹ.
Tuy vậy, bạn cần hạn chế ăn quá nhiều thịt (đặc biệt là thịt đỏ), mỡ, da động vật và cả một số loại cá béo không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tăng cường những thực phẩm giàu protein có lợi như:
- Thịt nạc (lượng ăn cần có kiểm soát)
- Trứng
- Cá (những loài có thịt trắng càng tốt)
- Đậu đen
- Đậu nành
Carbohydrate
Bầu tháng thứ 6 nên ăn gì? Carbohydrate là một trong những nhóm thực phẩm nên thêm vào khẩu phần ăn giai đoạn này. Tiêu thụ 1 - 2% carbohydrate mỗi ngày là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần xem xét tình trạng tăng cân của mình để điều chỉnh nữa nhé.
Một số thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung carbohydrate như mì ống, khoai tây, bắp ngọt, yến mạch, các loại hạt… Bạn nên thay đổi luân phiên đa dạng các loại nguyên liệu để không bị ngán và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Rau củ
Chúng ta luôn được khuyên nên ăn nhiều rau củ để hấp thu được nhiều dưỡng chất từ tự nhiên. Trong đó, chế độ ăn khi mang thai tháng thứ 6 càng nên chú trọng nguồn dinh dưỡng này.
Những loại rau củ thơm ngon, giàu chất sắt, chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ bầu tăng thêm khẩu vị, lại hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt hơn, hạn chế táo bón và giúp thai nhi ổn định.
Bạn có thể chọn củ cải đỏ, măng tây, bắp cải, rau chân vịt, cà rốt, bí ngô, cà tím, cà chua… Chú ý chọn nguồn rau quả hữu cơ an toàn để giảm các hóa chất độc hại, khâu sơ chế và nấu nướng cũng phải cẩn thận để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Trái cây
Nguồn dinh dưỡng phong phú của các loại trái cây không phải thực phẩm nào cũng thay thế được. Vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều trái cây tươi như nho, chuối, lê, táo, kiwi, cam… Vitamin dồi dào và các chất chống oxy hóa giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
Nước, sữa và các sản phẩm từ sữa
Lượng canxi trong sữa và sản phẩm từ sữa giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe. Mẹ có thể chọn sữa tách béo để không bị tăng cân quá mức. Sữa đậu nành và sữa từ các loại hạt cũng rất lý tưởng để mẹ bầu bổ sung những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên uống đủ nước, có thể uống xen kẽ với các loại thức uống khác như nước ép, trà thảo mộc, sinh tố, canh súp… Chú ý hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với một loại thức uống nào đó.
Chế độ ăn khi mang thai tháng thứ 6 cần hạn chế thực phẩm nào?
Mặc dù ở giai đoạn này thai nhi đã khá ổn định và sức khỏe của mẹ cũng tốt hơn nhưng bạn vẫn cần hạn chế một số loại thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là chúng có thể nhiễm nhiều độc tố hoặc ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của mẹ bé.
- Hải sản tươi sống
- Thịt chưa nấu chín
- Phô mai chưa tiệt trùng
- Thức ăn quá cay nóng
- Thức uống chứa caffein, cồn
- Các món ăn được “truyền miệng” chưa được kiểm chứng hiệu quả và an toàn
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu lựa chọn sáng suốt hơn cho chế độ ăn khi mang thai tháng thứ 6, giúp cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất