Thứ dùng bao nhiêu cũng không hết, chẳng cần mua có thể tạo ra điện, tiềm năng ở Việt Nam "khủng" hàng đầu thế giới
Trước đây, người ta vẫn thường dùng thuỷ điện, nhiệt điện nhưng hiện nay điện gió hay điện mặt trời là những cách tạo ra điện thân thiện với môi trường. Điện gió và điện mặt trời có thể thu được năng lượng để tạo ra điện vô tận mà con người chưa khai thác được nhiều.
Trên thế giới, đã có nhiều nước xây dựng các trang trại điện gió. Hiện nay, các trang trại điện gió ngoài khơi chủ yếu phát triển ở các nước Tây Âu, Trung Quốc, Biển Đông và châu Mỹ.
Hiện đã có 130 quốc gia trên thế giới phát triển điện gió. Tính đến năm 2020, tổng công suất điện gió của thế giới tăng nhanh, tổng công suất đạt 733 GW cao gần gấp hai lần so với năm 2011.
Theo dự tính đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ liên tục phát triển mạnh và có thể đạt 100 GW. Năm 2020, châu Âu đã lắp đặt xong 20 GW công suất điện gió ngoài khơi.
Sở dĩ ngoài khơi có thể phát triển điện gió vì nó là nguồn vô tận và tốc độ gió ngoài khơi lớn, ổn định hơn, không bị che chắn bởi núi, nhà dân như trong đất liền. Mặt khác là không giới hạn các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư. Các tiến bộ về công nghệ đã giúp giảm chi phí vốn, lắp đặt và vận hành.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, điện gió cũng đã có bước phát triển với việc xây dựng các nhà máy sản xuất điện gió tại các tỉnh thành trên cả nước.
Ở vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, với bờ biển dài và tiềm năng gió dồi dào, điện gió Việt Nam có tiềm năng ước đạt 475GW, trong đó tiềm năng kỹ thuật khoảng 160GW.
Các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và phần biển trung tâm Vịnh Bắc Bộ là những nơi có tiềm năng lớn nhất. Đặc biệt, tiềm năng điện gió ở mức rất tốt là biển Ninh Thuận đến Bà RỊa Vũng Tàu. Tại đây, tóc độ gió khoảng 8-10m/s.
Cánh đồng điện gió lớn nhất Việt Nam đang nằm ở Bạc Liêu. Đây là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa với quy mô 62 trụ turbine bên bờ biển.
Sau khi hoàn thành, công trình không chỉ góp phần hút gió tạo ra điện mà còn là địa điểm check in, tham quan phổ biến được nhiều du khách lựa chọn.
Còn nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam được đặt ở tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy này nằm tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Đây là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời công suất 204 MW; từ đó, hình thành nên tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tháng 7/2021, nhà máy điện gió Ea Nam (tỉnh Đắk Lắk) đã được khởi công. Khi hoàn thành, nơi đây sẽ là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam, giúp bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia.
Công trinh có vốn đầu tư là 16.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư.
Trong bối cảnh, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 nư tại hội nghị COP26, thì điện gió đang đươc xem là nguồn điện thân thiện với môi trường.
Mặc dù Việt Nam đã bổ sung 16.000 MW năng lượng mặt trời kể từ năm 2019, Quy hoạch phát triển điện 8 (PDP8) dự báo rằng không phải điện mặt trời mà là năng lượng điện gió sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Thu Trang (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất