Làm sao để tránh lãng phí thực phẩm, gây rác cho môi trường
Tin liên quan
Chủ đề lãng phí thực phẩm đã thu hút được sự chú ý trong vài năm qua. Từ nhà sản xuất thực phẩm đến nhà bán lẻ và người tiêu dùng đều gây ra tình trạng này. Những thực phẩm trở thành rác thải sẽ thải ra khí mê-tan có hại, gây biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh. Và để tránh lãng phí thực phẩm một cách không cần thiết, bạn hãy làm theo những bước dưới đây.
Có ý thức giảm lãng phí thực phẩm
Điều quan trọng là cần phải nâng cao ý thức về giảm lãng phí thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ có thể giúp con cái hình thành thói quen tiết kiệm và hiểu rõ về những hệ quả của việc lãng phí thực phẩm. Chúng ta nên lấy đúng lượng thức ăn cần thiết và sử dụng hết, tránh lấy quá nhiều để ngăn chặn sự lãng phí thực phẩm.
Kiểm tra và quản lý thức ăn có sẵn
Bạn đừng quên kiểm tra và quản lý thức ăn có trong tủ lạnh, tủ đông và tủ đựng thực phẩm. Sau đó, bạn có thể lập danh sách những món thực sự cần thiết trước khi đi mua sắm hàng tuần.
Tạo thực đơn hàng tuần
Tạo ra một thực đơn hàng tuần cho tất cả các bữa ăn là một trong những cách cách đơn giản để tránh lãng phí thực phẩm. Mỗi tuần, bạn có thể lên danh sách những thực phẩm mình sẽ chế biến trong thực đơn.
Cảnh giác trước các chương trình khuyến mãi dựa trên số lượng
Hãy cảnh giác trước các chương trình khuyến mãi dựa trên số lượng. Đừng nên mua 5 cái bánh mì kẹp nếu trong nhà có 3 người chỉ vì có chương trình khuyến mãi. Có thể bạn sẽ không ăn hết và cuối cùng phải vứt vào thùng rác.
Bám sát danh sách khi khi ra ngoài mua sắm
Để tránh mua những món không cần thiết, hãy lập một danh sách trước khi đi mua sắm và bám sát vào nó. Bằng cách này, bạn sẽ không bỏ sót những món cần thiết và tránh mua thừa những món không cần thiết.
Không mua các mặt hàng dễ hỏng với số lượng lớn
Để tránh lãng phí, hãy hạn chế mua các mặt hàng dễ hỏng với số lượng lớn như nông sản, thịt hoặc sữa. Đây là cách cực hay giúp bạn mua đúng số lượng cần thiết và tiết kiệm tiền mà không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Cách xử lý khi lỡ mua thực phẩm với số lượng lớn
Nếu bạn đã vô tình mua quá nhiều thực phẩm, hãy chia nhỏ chúng ngay sau khi mở gói. Đừng quên lưu trữ thực phẩm đúng cách để bảo quản lâu dài.
Luân chuyển các mặt hàng thực phẩm
Khi bạn thêm thực phẩm mới mua vào tủ lạnh, tủ đông và tủ đựng thức ăn, hãy xoay các thực phẩm cũ hơn về phía trước để sử dụng trước. Cách này giúp giảm lãng phí thực phẩm một cách hiệu quả.
Cất riêng thực phẩm
Bạn hãy cất riêng chuối, táo và cà chua, các loại trái cây và rau quả khác trong các ngăn riêng biệt. Một số loại trái cây khi chín sẽ tỏa ra khí tự nhiên, gây ảnh hưởng đến các sản phẩm khác nằm gần và làm cho chúng hỏng nhanh hơn.
Chỉ rửa thực phẩm trước khi ăn
Không rửa trái cây và rau củ cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng. Cách này vừa giúp bảo vệ thực phẩm khỏi nấm mốc vừa kéo dài thời gian bảo quản.
Kiểm tra thực phẩm vào giữa tuần
Vào giữa tuần, bạn hãy kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh để đánh giá mức độ tươi của của thức ăn thừa và các thực phẩm khác. Đừng quên xem lại thực đơn của bạn và luân phiên các bữa ăn để sử dụng hết những thực phẩm không thể dùng đến cuối tuần.
Đông lạnh thực phẩm thường xuyên
Nếu không có thời gian để ăn thực phẩm trong vài ngày tới, bạn hãy đông lạnh chúng. Đông lạnh thực phẩm giúp giữ được chất dinh dưỡng và đảm bảo thực phẩm không bị hỏng.
Sử dụng trái cây và rau quả chín để nấu ăn
Trái cây và rau quả còn lâu ngày vẫn có thể ăn được và sử dụng để nấu ăn. Bạn có thể sử dụng trái cây và rau quả chín để làm súp, xào hoặc làm các món nướng khác.
Làm phân trộn
Làm phân trộn từ những thực phẩm không thể sử dụng là một trong những cách hiệu quả để tránh lãng phí thực phẩm. Bạn hãy chọn những thực phẩm không chứa thịt, dầu hoặc bất kỳ thành phần nào khác không thể phân hủy trước khi cho vào thùng ủ phân.
Ngọc Huyền – Theo earth911
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất