Sự thật về 2 lớp mỡ bụng "dày mặt" của phụ nữ sau sinh

Nguyễn Mai 2015-10-22 17:04
- Có 2 loại mỡ bụng: mỡ trong nội tạng và mỡ dưới bề mặt da. Thông thường, chúng ta chỉ nhìn thấy loại mỡ thứ 2. Mỡ nội tạng nằm sâu ở dưới da, mắt thường không thể nhìn thấy và loại mỡ này làm cho bụng của bạn bị chảy xệ, nhìn sồ sề hơn.
Mỡ bụng là loại mỡ dễ hình thành nhất nhưng lại khó loại bỏ nhất. Hầu hết những bà mẹ vừa sinh con xong đều có nhiều mỡ bụng, và thực chất lớp mỡ đó đã có từ trước hoặc trong khi mang bầu. Vì các lý do liên quan đến sức khỏe và thẩm mỹ, mẹ nào cũng mong muốn giảm mỡ bụng nhanh nhất và lấy lại vóc dáng thon gọn của mình. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến phụ nữ sau sinh có nhiều mỡ bụng? Và làm thế nào để đốt cháy mỡ bụng tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất? Chúng ta hãy tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Sự thật về mỡ bụng
Có 2 loại mỡ bụng: mỡ trong nội tạng và mỡ dưới bề mặt da. Thông thường, chúng ta chỉ nhìn thấy loại mỡ thứ 2. Mỡ nội tạng nằm sâu ở dưới da, mắt thường không thể nhìn thấy và loại mỡ này làm cho bụng của bạn bị chảy xệ, nhìn sồ sề hơn. Nếu bạn có nhiều mỡ nội tạng hơn mỡ dưới bề mặt da, vòng eo của bạn nhìn sẽ to hơn rất nhiều. Mặc dù lớp mỡ dưới da có thể khiến chúng ta ý thức về thể hình của mình để giảm cân, nhưng bạn cần loại bỏ cả 2 loại mỡ trên cùng một lúc để bụng gọn nhẹ lâu dài.
Nguyên nhân bà đẻ bị béo bụng và giảm cân sau sinh hiệu quả (P.1)
Tại sao bạn lại có nhiều mỡ bụng?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bụng bạn bị phì ra như đang mang thai lần tiếp theo. Trong đó, có rất nhiều phụ nữ bị mỡ bụng là do thói quen ăn uống. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất lý giải tại sao bụng bạn có cả... tấn mỡ dù đã sinh con xong lâu rồi.
1. Do hoóc-môn
Hoóc-môn gây ra tình trạng béo bụng ở phụ nữ do một nguyên nhân duy nhất. Đó là sự hoạt động của oestrogen. Oestrogen là một loại hoóc-môn làm tăng cân trong quá trình mang thai. Khi oestrogen giảm, nó khiến cơ thể tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ, tồn tại ở quanh bụng và đùi trong giai đoạn mẹ chuẩn bị cho con bú.
2. Do mang thai
Quá trình mang thai của bạn gây ra 2 tác động lớn đến vòng bụng, dẫn đến việc mỡ hình thành ở đó. Thứ nhất, đó là do da của bạn bị giãn ra để "làm nhà" cho em bé. Thứ 2, đó là bởi vì em bé của bạn cần một lớp đệm bảo vệ, nên lớp mỡ được hình thành để tạo lớp vỏ bọc an toàn nhất cho bé.
3. Do gen
Khoa học đã chỉ ra, có một lý do bạn không thể kiểm soát vòng eo của mình đó là do gen. Dù bạn đã áp dụng các biện pháp dinh dưỡng và thể chất để có vòng eo lý tưởng, nhưng bạn vẫn có vòng eo lớn với lớp mỡ dày dưới da. Bạn không thể thay đổi được tình trạng này một cách dễ dàng vì gen di truyền của bạn đã quy định như vậy.
Sự thật về 2 lớp mỡ bụng 'dày mặt' của phụ nữ sau sinh
4. Do căng thẳng
Ngoài các nguyên nhân như mang thai và gen di truyền, căng thẳng cũng góp phần làm bạn tăng cân mất kiểm soát. Khi bạn căng thẳng lâu dài, cơ thể bạn sản xuất một lượng lớn cortisol để giảm tải căng thẳng. Mức cortisol quá lớn khiến cơ thể bạn trực tiếp dự trữ mỡ ở khu vực bụng.
5. Chọn thực phẩm không lành mạnh
Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ra tình trạng tăng cân và mỡ bụng. Bạn càng ăn uống thiếu chọn lọc, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ càng có nhiều cơ hội được nạp vào cơ thể của bạn trực tiếp. Đây là nguyên nhân chính khiến bạn có mỡ bụng nhanh đến không ngờ.

Vậy là mẹ đã hiểu một cách "tường tận" về nguyên nhân khiến bụng mình chẳng khác nào đang mang bầu lần nữa dù đã sinh bé xong. Biết được nguyên nhân rồi sẽ giúp mẹ có những biện pháp triệt để hơn để giảm mỡ bụng. Hãy đón đọc những phương pháp đó trên Emdep.vn trong bài tiếp theo nhé!

Xem thêm

Giảm cân sau sinh

Cách giảm mỡ bụng

Thể dục giảm cân

Nguyễn MaiNguồn: BB
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chuyện showbiz: Á hậu Phương Nhi tựa công chúa tuyết trong bộ ảnh đón Giáng Sinh