Mùa thu hồng chín ngọt nhưng mẹ bầu có nên ăn không?

2020-08-29 16:00
- Nguồn chất xơ trong quả hồng gấp 2 lần các loại quả khác. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn trái hồng và ăn thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bà bầu có nên ăn trái hồng không?

Trong các loại trái cây, quả hồng chín có nguồn chất xơ dồi dào nhất. Gấp 2 lần so với các loại quả khác. Hơn nữa, hồng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, sắt, canxi, magie… Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn trái hồng và ăn thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?

Mùa thu hồng chín ngọt nhưng mẹ bầu có nên ăn không?

Ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho… Đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn hồng trong thai kỳ. Nhưng ăn hồng không đúng cách sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ? Cùng tìm hiểu nhé!

Ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho…

Tác hại khi bà bầu ăn hồng không đúng cách

Khi ăn hồng các bà bầu cần phải cực kỳ chú ý để không ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.

Không ăn hồng lúc đói

Bà bầu có nên ăn trái hồng lúc đói? Không riêng gì quả hồng mà tất cả các loại trái cây khác đều không phù hợp để ăn lúc đói. Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều acid hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa. Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá.

Với hồng, do chứa nhiều pectin và acid tannic. Nên khi kết hợp với chất acid trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa cực mạnh. Có thể lưu lại trong dạ dày tạo thành sỏi, dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.

Mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng

Bà bầu có nên ăn trái hồng? Ăn hồng không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Hàm lượng đường trong quả hồng khá cao, khoảng hơn 10%. Hơn nữa, lại là đường dễ hấp thụ. Vì vậy, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên hạn chế ăn hồng. Tránh tình trạng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hồng dễ gây sâu răng

Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, sau khi mẹ bầu ăn hồng nên xúc miệng lại với nước, hoặc đánh răng. Tránh tình trạng những mảng hồng nhỏ còn bám lại trên răng, dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu ăn hồng thậm chí cao hơn so với bình thường nên càng cần lưu ý kỹ.

Ăn hồng nên bỏ vỏ

Bà bầu có nên ăn trái hồng khi chưa bỏ vỏ không? Nếu ăn hồng không đúng cách, mẹ ăn luôn cả vỏ hồng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày. Chất tanin trong quả hồng tập trung nhiều nhất ở vỏ. Vì vậy, khi ăn hồng mẹ bầu nên bỏ vỏ. Vừa giúp giữ trọn vẹn vị ngon, ngọt của quả hồng, vừa không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không ăn hồng với thịt ngỗng

Bà bầu có nên ăn trái hồng với các thực phẩm giàu đạm? Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng. Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein acid tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Rượu và hồng: không thể kết đôi

Bà bầu có nên ăn trái hồng khi uống rượu? Rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết, kết hợp với tanin tạo thành chất sền sệt, dính nhầy. Kết hợp thêm với cellulose có thể tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột.

Mùa thu hồng chín ngọt nhưng mẹ bầu có nên ăn không?

Ngoài ra, uống rượu khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi. Tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Tốt nhất, không chỉ khi ăn hồng, mẹ bầu nên nói “Không” 100% với rượu, bia trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng

Bà bầu có nên ăn trái hồng quá nhiều trong thai kỳ? Ăn quá nhiều hồng cũng là một cách ăn hồng không đúng. Hàm lượng tanin quá cao trong quả hồng có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu.

Không ăn hồng với khoai lang

Bà bầu có nên ăn trái hồng với khoai lang không? Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa. Gây nên tình trạng khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.

Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa. Gây nên tình trạng khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.

Mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hồng

Bà bầu có nên ăn trái hồng khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa? Mẹ bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng. Vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.

Quả hồng rất tốt, mẹ bầu có thể ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nên ăn đúng cách để có một sức khỏe tốt, đảm bảo an toàn cho con yêu mẹ nhé!

Theo Suckhoe24h

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thời trang sang chảnh của nữ chính "Quân vương bất diệt"