Khám phá cuộc sống của bé trong bụng mẹ

2016-06-01 09:03
- Cuộc sống của em bé trong bụng mẹ đang thay đổi từng ngày như thế nào? Nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu những gì các bé cảm nhận, nếm trải, nghe và thấy khi còn là thai nhi
Các phát hiện khoa học lý giải về những trải nghiệm của thai nhi trong bụng mẹ đã tác động không nhỏ đến cách chăm sóc để bé khỏe mạnh ngay từ trong thai kỳ.
Xúc giác của trẻ
Các giác quan của bé bắt đầu phát triển theo thứ tự như chúng ta dự đoán, đầu tiên là xúc giác. Khi thai kỳ ở tuần thứ tám, một bào thai đã biết phản ứng để chạm quanh môi và má của mình, và vào tuần thứ 11, em bé trong bụng mẹ bắt đầu khám phá cơ thể mình cũng như chiếc tổ tối om ấm áp bằng miệng, tay và chân. Hình ảnh siêu âm cho thấy các bé chạm vào mông của mình, bám lấy dây rốn, xoay chuyển và bước lên bước xuống bên trong màng túi ối. Bé không hề nằm im một cách thụ động trong bụng mẹ!
Khám phá cuộc sống của bé trong bụng mẹ
Trong môi trường gần như phi trọng lực, đầy chất lỏng của túi ối, các nhà khoa học cho rằng bào thai dùng xúc giác để vuốt ve mình cũng như tự học hỏi. Khi chào đời thiếu tháng, bé tiếp tục tìm kiếm sự tương tác đó, nhưng trong một môi trường khác biệt đột ngột: lồng ấp trẻ (NICU). Tuy nhiên, bề mặt thô cứng của lồng ấp không nhượng bộ cũng không nâng niu trẻ như bụng mẹ. “Bạn sẽ thấy những em bé sinh non nhỏ xíu này đang cố chụm hai bàn tay vào nhau hoặc đưa tay lên mặt, hay đặt tay qua đầu và tai. Bé dò dẫm bằng chân, theo đúng nghĩa đen, để cố tìm cho ra đâu là ranh giới” – Heidelise Als – phó giáo sư tâm lý tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Nhi Boston – cho biết.
Trẻ chưa chào đời cũng phản ứng mạnh với những cử động của mẹ. Hầu hết các bà bầu đều để ý khi họ sờ vào bụng, bé sẽ đạp hoặc đáp lại theo cách nào đó. Nghiên cứu chứng tỏ em bé trong bụng không chỉ đáp lại những cú chạm/sờ trực tiếp mà còn phản ứng với trạng thái cảm xúc của mẹ. Khi mẹ xem phim buồn, bé ít cử động hơn. Nhưng khi mẹ cười, hình ảnh siêu âm lại cho thấy “bé giống như đang nhún nhảy trên một tấm bạt lò xo”. Còn lúc mẹ cười sằng sặc, trẻ thậm chí còn nhún nhảy hồ hởi hơn. “Giữa mẹ và con luôn có sự tương tác ở mọi cấp độ”, giáo sư Als nhấn mạnh.
Thông điệp gửi mẹ: Không gian trong tử cung là nơi hoàn hảo để bé con khám phá và học hỏi. Nhưng bé hiển nhiên sẽ phản ứng lại với các cung bậc tâm trạng của mẹ, do đó tốt hơn hết bạn cần giảm trạng thái stress ở mức thấp nhất. Nếu đang làm một công việc đầy áp lực hoặc ở trong một thời điểm khó khăn, có lẽ mẹ bầu nên tập thiền hay tìm giải pháp nào đó giúp mình bình tĩnh trở lại.
Bé nhận biết mùi vị
Dù bé nhà bạn lớn lên thích ăn bánh ngọt hay mê món cà ri, điều đó có thể liên quan đến những gì bạn ăn trong quá trình mang thai. Ở quý thứ hai của thai kỳ, các nụ vị giác của em bé trong bụng mẹ đã giống hệt như của người lớn, và nước ối bọc quanh bé có thể mang theo mùi cà ri, tỏi, hồi hoặc va-ni…
Các nghiên cứu cho thấy bụng mẹ không chỉ là bộ máy để nhận thức mùi, mà trẻ sẽ phản ứng khác nhau với một mùi vị bé nếm trải trong nước ối cũng như trong sữa mẹ. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu ngẫu nhiên chỉ định một nhóm các bà mẹ uống nước ép cà rốt đều đặn trong suốt thai kỳ hay thời kỳ tiết sữa, hoặc tránh dùng cà rốt, họ phát hiện “các bé từng nếm huơng vị cà rốt trong nước ối hoặc sữa mẹ sẽ dễ chấp nhận món này hơn khi cai sữa”. Các nghiên cứu khác phát hiện trẻ ít bày tỏ vẻ mặt phản đối hơn đối với mùi của những thực phẩm như tỏi hoặc hồi, nếu mẹ từng ăn món này trong lúc mang bầu.
Khám phá cuộc sống của bé trong bụng mẹ

Thông điệp gửi mẹ: Dĩ nhiên là bạn đang ăn cho hai người và em bé trong bụng mẹ đang nhận biết các chọn lựa thực phẩm của mẹ, nên hãy cố gắng ăn uống theo chế độ lành mạnh. Nhưng đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể ép mình ăn món rau dền. Thực tế, một đứa bé vẫn có thể từ từ tập ăn để làm quen mọi món, từ rau xanh tới phô mai.

Con đang nghe mẹ đây!
Tai của bào thai bắt đầu hoạt động khi bé vẫn đang nằm gọn gàng trong bụng mẹ. Đôi tai phát triển tốt ở khoảng tuần 20 của thai kỳ. Vào tuần 26 hoặc 27, bào thai phản ứng với âm thanh và các chuyển động áp lên bụng mẹ. Ở tuần 30-32, bé thường nghe được tiếng ồn thông thường như giọng nói hoặc nhạc; bạn có thể để ý thấy bé đạp hoặc giật mình trước tiếng cửa đóng mạnh hay xe nổ máy.

Ngoài ra, bé bắt đầu quen với môi trường âm thanh của tử cung, chẳng hạn tiếng vang đều đều từ nhịp tim của mẹ, âm thanh dồn dập khi máu lưu thông qua các mạch máu, tiếng ùng ục của bụng và quan trọng nhất là các sắc thái của giọng nói thấm qua mô, xương và dịch.Nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy các bé sẽ xoay đầu khi nghe thấy giọng nói của mẹ nhiều hơn so với lúc nghe giọng của một phụ nữ xa lạ. Hơn nữa, trẻ dường như nhớ được những gì mình nghe trong bụng mẹ, bé thích những đoạn nhạc hoặc sách quen thuộc hơn. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy nguồn gốc của việc thông thạo hai thứ tiếng xuất phát từ những ngày trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

Tầm nhìn trong bụng mẹ
Dù bé trong bụng mẹ chưa thể nhìn được gì nhiều, cơ thể con vẫn đang phát triển và hoàn chỉnh “phương tiện” cần thiết để nhìn. Vào khoảng 23-25 tuần, nhãn cầu của trẻ được hình thành và bé bắt đầu nháy mắt. Thêm khoảng 5 tuần nữa, đồng tử bắt đầu co lại để phản ứng với ánh sáng chói lóa. Bé khởi động tập luyện các cơ mắt nhằm chuẩn bị cho thời điểm sẽ nhìn thấy.

(Theo MB)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 cung Hoàng đạo bề ngoài đơn giản, hòa nhã nhưng nội tâm cực kỳ mạnh mẽ, tính cách dứt khoát kiên cường không ai sánh bằng