ÉP CON ĂN kiểu này sẽ rút ngắn tuổi thọ của trẻ, phát sinh đủ thứ bệnh
Tin liên quan
1. Không đủ kiên nhẫn để nhìn con ăn!
Hồi bé Xíu còn nhỏ, mỗi lần nhìn con ăn cơm là mẹ của bé - chị Linh (28 tuổi, Hóc Môn) luôn cảm thấy ‘sốt phổi”. Ngày trước chị còn nhắc nhở nhẹ nhàng chứ dạo này chị mắng con thường xuyên. “Mẹ thì còn bao nhiêu việc để làm: nào là giặt giũ, dọn nhà, rửa chén... vậy mà cứ phải cứ ngồi hàng giờ để “hầu” con từng muỗng cơm” – chị Linh bộc bạch tâm sự.
Thấy mẹ nạt nộ nhiều lần nên Xíu đâm hoảng. Từ đó cô bé cố ăn nhanh hơn, nhiều hơn... đến nỗi có bữa vì vội quá mà sặc cả cơm cá. Chưa kể là càng lớn Xíu càng còi cọc, nhỏ thó, người ốm yếu đến đáng thương.
Không đủ kiên nhẫn để nhìn con ăn!Ảnh minh họa
Lúc này, chị Linh mới biết xót con, chị đem Xíu đi khám thì phát hiện con bé bị chứng khó hấp thụ thực phẩm, lỗi một phần cũng do cách ăn uống sai lầm mà người mẹ này đã dạy cho con.
2. Hậu quả đáng sợ của việc ăn quá nhanh!
Khó tiêu: Ăn quá nhanh sẽ khiến việc tiết dịch tiêu hóa dạ dày không thể đủ cung cấp cho các hoạt động tiêu hóa trong 1 khoảng thời gian ngắn, từ đó dễ dẫn đến sự tích tụ của thức ăn trong dạ dày, gây ra hiện tượng khó tiêu.
Khó hấp thụ chất dinh dưỡng: Với những loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, phở, ngũ cốc... nếu chúng ta ăn nhanh thì chất dinh dưỡng càng bị "trôi tuột" ra ngoài theo đường chất thải. Ngược lại, nếu chúng ta ăn chậm thì những chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ được "phân loại" và hấp thụ triệt để hơn.
Ăn quá nhanh khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Gây béo phì: Ăn quá nhanh có thể khiến chúng ta vô tình ăn nhiều thức ăn hơn so với nhu cầu cơ, thể đặc biệt là ăn trong khi cũng xem TV hoặc chơi điện thoại di động... sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh béo phì.
Làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính: Ăn tinh bột mà ăn nhanh sẽ làm tăng áp lực lên insulin của cơ thể, dễ hình thành bệnh tiểu đường. Đồng thời, cách ăn nhanh cũng sẽ gây khó khăn hơn cho việc kiểm soát huyết áp và mỡ máu, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh mạch máu não ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư: Thức ăn được nhai bằng miệng không chỉ nhằm mục đích dễ nuốt, mà nó còn phải kết hợp nước bọt để loại hết các chất độc hại có trong thức ăn, nhất là những thực phẩm tinh chế. Vì thế, việc ăn quá nhanh sẽ không thể làm được điều này. Từ đó cơ thể tích tụ nhiều độc tố, lâu dần sinh ung thư.
Ăn quá nhanh làm cơ thể tích tụ nhiều độc tố, lâu dần sinh ung thư. Ảnh minh họa
3. Ăn như thế nào mới gọi là đúng?
Đây mới là cách ăn đúng đắn, được khoa học chứng minh và ghi nhận.
Ngồi thẳng lưng và eo khi ăn: Khi ngồi ăn cơm, nếu lưng và ngực cong như lạc đà sẽ làm cho đường ruột và dạ dày bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Tư thế ngồi ăn uống chính xác nhất là nên ngồi lưng thẳng, và phải chắc chắn rằng phần bụng không có bất kỳ sự chèn ép nào.
Ăn cơm không nên chan canh: Khi chan cơm vào canh, chúng ta cho vào miệng và chỉ nhai vài lần là có thể dễ dàng nuốt trôi theo quán tính. Khi cơm nguyên hạt trôi vào dạ dày, cơ quan này sẽ phải làm việc rất vất vả để tiêu hóa thức ăn, tạo ra gánh nặng quá lớn, dẫn đến tiêu hóa kém, và sinh ra bệnh dạ dày.
Ăn cơm không nên chan canh. Ảnh minh họa
Không nên "ăn thùng uống vại": Nhiều người chỉ trong 7-8 phút là đã ăn xong một bữa, thức ăn vừa vào miệng chưa được mấy giây đã nuốt vào bụng, không hề dành cơ hội cho nước bọt thực hiện chức năng trộn thức ăn trong quy trình tiêu hóa, lâu dài dẫn đến mắc bệnh dạ dày. Đây là hành động nên bỏ sớm.
Không sử dụng bộ não ngay sau bữa ăn: Sau bữa ăn, máu trong cơ thể sẽ chảy vào các cơ quan tiêu hóa, làm thiếu máu cục bộ ở não. Trong thời điểm này, nếu chúng ta dùng đầu óc để suy nghĩ về vấn đề nào đó, có thể gây căng thẳng thần kinh, mất trí nhớ.... Vì vậy, hãy nghỉ ngơi sau bữa ăn hơn nửa giờ trước khi bắt đầu làm việc.
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất