Dù thèm vải đến mấy, mẹ bầu cũng chớ dại ăn vải vào thời điểm này kẻo HẠI THAI NHI, thậm chí MẤT CON đấy nhé!
Tin liên quan
Mẹ ăn vải, thai nhi bị nóng
Mang thai con đầu lòng, chị Thanh Nhàn (Hà Nội) bị nghén rất nặng. Cả ngày chỉ nôn ói, không ăn được gì ngoài uống nước, uống sữa. Chị thấy mình chỉ thèm ăn đồ ngọt, còn những món mặn như thịt cá đều trở thành nỗi kinh hoàng.
Bữa trước, chồng chị Nhàn đi công tác ở Bắc Giang, mua mấy túm vải làm quà. Chị Nhàn “mon men” ăn thử, không ngờ thấy ngon miệng, chị “chén tì tì” thêm chục quả nữa.
Mẹ bầu dù thèm ăn vải đến mấy cũng nhớ hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con. Ảnh minh họa.
“Ăn xong thấy người nóng cồn cào, không biết có hại gì cho em bé trong bụng không? Nhưng từ sau bữa đó, lúc nào cũng thấy thèm ăn vải vì vị ngọt của nó xua tan cảm giác nghén ngẩm. Đang mùa vải, ra chợ nhìn thấy vải rất thèm, chỉ muốn ăn cho sướng miệng”, chị Nhàn tâm sự.
Không ít bà bầu mang tâm tư như chị Nhàn. Họ rất thèm ăn vải thế nhưng họ không biết thực hư loại quả này có gây hại gì cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi hay không?
Vải là “cây thuốc” nhưng bà bầu nên hạn chế
Giải đáp thắc mắc này, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết quả vải đã được người dân trồng và sử dụng hàng trăm năm qua. Đây là loại quả có tính ôn ấm, mọng nước, giàu canxi, vitamin C, E, B1, B2.
Quả vải có rất nhiều tác dụng như: chống ung thư, dùng vải mỗi ngày ở bất kì hình thức nào, ăn trực tiếp hay uống nước ép, đều có thể phòng chống loại bệnh ung thư do chứa chất oxy hóa mạnh mẽ.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: BSCC
Vải có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch do chứa hợp chất oligonol giúp tăng cường sản sinh nitric oxide giúp mở rộng mạch máu, cho phép máu chảy qua thuận lợi, giảm áp lực tim phải bơm máu, tăng tuổi thọ cho tim.
Bên cạnh đó, vải có thể phòng đục thủy tinh thể, chống cúm, điều hòa tuần hoàn đường máu, giúp xương chắc khỏe hơn do chứa photpho, mangan, đồng, sắt và nhiều chất khác. Các khoáng chất này giúp tăng hấp thụ canxi đối với xương.
Khi ăn vải nhớ rửa sạch và dùng tay bóc vỏ để tránh ngộ độc. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, mặt trái là hàm lượng đường trong vải rất cao và kết hợp nhiều loại đường khác nhau nên ăn nhiều vải sẽ bị nóng.
“Quả vải giàu hàm lượng đường, cho nên nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo bón. Vải có thể gây "bốc hỏa", say vải với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu kể cả với những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp thậm chí còn co giật. Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, sưng chân răng, chảy máu mũi... Vải có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.
Vì thế, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu nên thật hạn chế ăn vải cho đến giai đoạn cho con bú vì loại quả này có thể gây ra xuất huyết, nhiễm khuẩn, có hại cho trẻ. Do vải có khả năng nhiễm nấm độc Candida tropicalis nên khi ăn tuyệt đối không ăn những quả dập nát, ủng thối. Ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt, nguy hiểm với phụ nữ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ”, Bác sĩ Hồng Sơn cảnh báo.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và em bé, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn vải. Nếu quá thèm vải, bà bầu chỉ nên nhấm nháp một vài quả cho “bớt thèm”.
“Hãy rửa sạch quả vải trước khi ăn, tốt nhất ngâm với nước muối để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất, nấm trên vỏ quả vải. Dùng tay bóc vỏ, thay vì dùng miệng bóc như thói quen của nhiều người.
Tuyệt đối không ăn vải lúc đói vì sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn, gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa ăn, bởi lúc này cơ thể đã tích luỹ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn vải không sợ say và không sợ nóng”, Bác sĩ Hồng Sơn khuyến cáo.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất