Đi đẻ - những điều mẹ sẽ không bao giờ lường trước được

2016-03-11 10:18
- Chuẩn bị trước tâm lý cho 11 điều khi đi đẻ sau đây, để không bị bất ngờ mẹ nhé.

Dù làm mẹ lần đầu hay đã làm mẹ của 1-2 đứa nhóc, việc có con vẫn luôn mang đến vô vàn điều bất ngờ và thú vị. Con yêu chào đời sao mà bé xíu bé xiu và đáng yêu đến như vậy. Rồi mẹ lại tự hỏi tại sao con lại nằm vừa vặn như thế trong bụng mẹ nhỉ. Dù mẹ nằm trên bàn sinh mổ, sinh thường hay sinh dưới nước thì giây phút đầu tiên nhìn thấy con yêu luôn là giây phút đáng nhớ nhất. Khoảnh khắc đấy có thể sẽ không ngọt ngào nếu mẹ phải trải qua cơn đau đẻ kéo dài và khủng khiếp với biết bao vấn đề xảy ra. Chuẩn bị trước tâm lý cho 11 điều khi đi đẻ sau đây, để không bị bất ngờ mẹ nhé.

1. Quá ngày dự sinh là điều bình thường

Mang thai trong suốt 9 tháng 10 ngày dài đằng đẵng, mẹ bầu cần lắm một ngày dự sinh để an tâm và biết cái đích cuối cùng sắp đến rồi. Tuy nhiên chỉ khoảng 5% phụ nữ mang thai chuyển dạ đúng vào ngày dự sinh. Vì thế đừng lạ nếu quá ngày dự sinh rồi mà bé vẫn chưa chịu chui ra.

2. Gây tê màng cứng không có nghĩa là mẹ sẽ bất động hoàn toàn

Gây tê màng cứng là thủ thuật nhằm kìm hãm cảm giác đau khi chuyển dạ, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn mà không bị mất sức. Nhiều mẹ lầm tưởng gây tê màng cứng nghĩa là toàn cơ thể bất động. Tuy nhiên thủ thuật này chỉ làm mẹ mất cảm giác ở vùng chậu thôi. Một số mẹ có thể cảm thấy hơi tê ở vùng chân, nhưng vẫn có thể nâng chân lên và toàn bộ thân dưới.

Đi đẻ - những điều mẹ sẽ không bao giờ lường trước được

3. Khi gây tê màng cứng, mẹ không thể ăn hay uống thứ gì

Khi gây tê màng cứng, mẹ không thể ăn hay uống thứ gì. Vì vậy nếu quyết định lựa chọn phương pháp đẻ không đau, mẹ nên ăn nhẹ hoặc uống thứ gì đó trước khi vào phòng đẻ.

4. Khi rặn đẻ, có thể sẽ rặn ra cả một số thứ khác

Nghe thì có vẻ xấu hổ nhưng đây lại là điều hoàn toàn bình thường. Các bác sỹ, hộ sinh, hộ lý hàng ngày vẫn chứng kiến cảnh tượng mẹ bầu rặn đẻ và rặn luôn ra một số thứ tế nhị khác.

5. Rặn em bé ra không có nghĩa là quá trình sinh nở kết thúc

Khi em bé chào đời, nhiệm vụ của mẹ vẫn chưa hoàn thành đâu, mẹ còn phải rặn tiếp để tống nhau thai và dịch ra ngoài nữa.

6. Trông bé như được phủ một lớp phô mai bên ngoài

Khi chào đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp sáp trắng, dính nhầy giống như phô mai vậy. Lớp sáp này có tên là  vernix caseosa giúp bảo vệ bé trong tử cung của mẹ.

7. Bé có nhiều tóc và cả nhiều lông

Bé chào đời sẽ có nhiều tóc và cơ thể cũng nhiều lông như chú khỉ con, mẹ đừng vội sốc nhé. Bé sẽ mọc  nhiều lông nhất ở vùng tay, vai, lưng. Theo thời gian lông sẽ rụng bớt và da dẻ bé sẽ mịn màng hơn.

8. Hình dạng đầu bé sẽ thay đổi

Nếu mẹ sinh theo phương pháp tự nhiên, xương đầu của bé sẽ bị chèn ép trong quá trình đi qua ống sinh. Đầu bé sẽ chưa trở về hình tròn như ban đầu. Thay vào đó, đầu bé sẽ có hình nón trong vài ngày. Sau đó đầu bé sẽ tròn trở lại.

9. Sau sinh, mẹ sẽ bị sờ bụng rất nhiều

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ sau khi sinh, các bác sỹ sẽ khám định kỳ và sờ nắn bụng mẹ thường xuyên.

10. Sản dịch sau sinh còn khó chịu hơn cả việc đau đẻ

Sau sinh tử cung co hồi và đẩy sản dịch và chất nhầy còn sót lại trong quá trình sinh nở ra ngoài. Thông thường sản dịch sẽ hết từ 4-6 tuần sau sinh. Trong thời gian này, mẹ sẽ vô cùng khó chịu. Ngoài ra mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, nên thay băng thường xuyên và vệ sinh sạch vùng kín để tránh nhiễm khuẩn.

11. Hồi hộp chờ ngày con rụng rốn

Khi con chưa rụng rốn, nhiều mẹ lo lắng lắm vì sợ con bị nhiễm trùng. Chỉ đến khi con rụng rốn hoàn toàn, mẹ mới thở phào nhẹ nhõm. Trong thời gian con chưa rụng rốn, mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường, khi tắm xong nên lau khô người cho bé, thay băng rốn sạch sẽ rồi mới mặc quần áo.

Ý Nhi
Nguồn: BB

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 tư thế yoga biến chân to như chân voi thành thon dài như đôi đũa