Cảnh tỉnh của PGĐ BV Nội tiết về bệnh nguy hiểm trẻ có thể mắc mà cha mẹ không chú ý
Tin liên quan
11 tuổi đái tháo đường tuyp 2
Trường hợp em Nguyễn Mạnh H. Khâm Thiên, Hà Nội 11 tuổi đã được chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2. Gia đình cho biết em H. gần đây mệt mỏi, ăn ít, háo nước và đi tiểu nhiều. Gia đình đưa con đi kiểm tra thì phát hiện cháu bị đái tháo đường tuyp 2.
Trước đó, bố mẹ của H. chăm sóc con rất chu đáo. Thương con học hành vất vả, thức đêm học nên mẹ của H. lúc nào cũng mua các đồ ăn vặt ở nhà để đói là con có cái ăn ngay nào là xúc xích, bánh mì, sữa, đồ hộp.
Cả nhà chỉ có một mình cháu là con trai nên từ ông bà, bố mẹ đều chăm cho cháu. H. học rất chăm chỉ ngoài học ở trường, cháu còn học thêm buổi tối ở các nơi. Cháu 11 tuổi nặng 68kg, cao 153cm.
Cháu H. vào viện với biểu hiện mệt mỏi. Cháu đi học về thường kêu với mẹ là bị mệt. Khi cháu có biểu hiện sốt chị mới để ý đến con rất háo nước và đi tiểu nhiều.
Cho con đến bệnh viện bác sĩ khám, bác sĩ cho biết cháu bị tiểu đường tuyp 2. Lúc này, cả nhà giật mình không tin bởi trong nhà không ai từng mắc bệnh này.
Trường hợp của bé H. không phải là hiếm. Theo TS Dương, có những trường hợp chỉ học lớp 5, 6 khi vào viện gặp bác sĩ các cháu đã nặng 70 – 80 kg và đều được chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2.
Cháu Trần Nguyên K. 12 tuổi trú Cầu Giấy, Hà Nội cũng tương tự. Suốt ngày cháu chỉ đi học và ở nhà "cày" game trên điện thoại. Tiền bố mẹ cho tiêu vặt cháu lại mua các món ăn mình ưa thích như là nước ngọt, xúc xích…
Khi vào viện, cháu bị sốt, mệt mỏi, sụt cân, đo đường huyết lên tới 13 mmol/l. Sau 3 năm điều trị đáo tháo đường, đến nay cháu đã không phải sử dụng thuốc hạ đường huyết. Tuy nhiên, bố mẹ cháu đã có cái nhìn khác hoàn toàn về bệnh tiểu đường cũng như sinh hoạt của cháu.
Hãy làm ngay từ hôm nay
TS Phan Hướng Dương cảnh báo, bệnh đái tháo đường tuyp 2 đang trẻ hóa và trở thành gánh nặng y tế. Nếu không thay đổi nhanh, chính cha mẹ là người tạo ra thế hệ con cháu mang bệnh mãn tính.
Theo Tiến sĩ Dương, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến, đã và đang gia tăng nhanh chóng ở mọi quốc gia trên thế giới.
Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, trẻ em bị béo phì, nghiện game và tivi… Trong đó, chủ yếu là đái tháo đường type 2, chiếm khoảng trên 90%.
Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 có 382 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong năm 2013, đái tháo đường gây ra tử vong cho 5,1 triệu người và tổn thất khoảng 548 triệu USD cho các chi phí về chăm sóc sức khỏe.
Nếu không có hành động để dự phòng bệnh đái tháo đường, sẽ có khoảng 592 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trong vòng chưa đến 25 năm tới.
TS Dương nhấn mạnh, tình trạng chăm sóc con cái về mặt dinh dưỡng hiện nay mất cân đối của các gia đình. Họ chỉ tập trung cho con ăn thật nhiều, càng bụ bẫm càng thích.
Trong khi đó, trẻ em hiện nay rơi vào tình trạng học thêm quá nhiều. Từ học thêm ở trường, học buổi tối hầu như các cháu không có thời gian để tập thể dục.
Trong khi đó, các cháu cứ gặp gì là ăn đó như bánh mì kẹp thịt, xôi chả… nước ngọt tất cả các đồ ăn thức uống của các cháu rất giàu năng lượng thời gian tập luyện không có.
Ngoài ra, các chương trình ti vi nhiều trò quyến rũ trẻ con, thời gian vận động rất ít nên tình trạng béo phì, thừa cân gia tăng, đọng mỡ tạng gây ảnh hưởng tới tiết insulin ở tụy.
TS Dương cảnh báo, đây là căn bệnh đáng báo động cho toàn xã hội, thế hệ tương lai của cả đất nước, 13 – 15 tuổi bị đái tháo đường nếu chúng ta quản lý không tốt chỉ 5 năm sau bắt đầu giảm thị lực, 10 – 15 năm sau suy thận.
Lúc đó chúng ta không thể làm gì được nữa và chỉ còn nỗi ân hận, tương lai các con cũng không còn nữa. Phụ huynh chỉ quan tâm con đỗ đạt cao mà không quan tâm đến sức khỏe của các con.
"Tôi kêu gọi bản thân chúng ta vì con cái chúng ta cần chung tay phòng chống bệnh này. Bệnh có thể phòng chống được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý".
Những trường hợp các cháu bé khi phát hiện đái tháo đường tuyp 2 đã có những cháu không phải dùng thuốc, có cháu bắt buộc phải dùng insulin tiêm vì gan đã tổn thương, hướng dẫn bố mẹ các cháu điều trị bằng dẫn con tập luyện đã chuyển sang thuốc uống, có cháu đã không phải dùng thuốc.
Kiểm soát ăn uống và tập luyện, những cháu này không thể khỏi hoàn toàn được, bệnh này là bệnh mãn tính, khi mắc bệnh 50% tế bào tuyến tụy đã bị phá hủy nếu không kiểm soát dinh dưỡng, tập luyện cân nặng thì rất nguy hiểm.
Theo TS Dương, biểu hiện của trẻ mắc đái tháo đường đều giống nhau đều phát triển âm thầm, có cháu có triệu chứng mệt mỏi, gầy sụt cân, khát nước, đi tiểu nhiều mới đi khám, có cháu vô tình đi khám sức khỏe đã phát hiện.
Có cháu đang học thì xuất hiện sốt và mệt đến viện thì đã phát hiện muộn.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất