Cần bao nhiêu nước ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh

2016-06-04 10:19
- Nước ối là môi trường sống của thai nhi. Môi trường nước ối chứa nhiều chất dinh dưỡng, có vai trò tái tạo và trao đổi. Từ ngày thứ 12 sau khi quá trình thụ tinh thành công, nước ối xuất hiện và được tạo thành từ chính thai nhi, màng ối và máu của mẹ.
Nước ối là môi trường sống của bé trong bụng mẹ, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Việc đo chỉ số nước ối, ít hay nhiều có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi và biết được thai nhi có gặp nguy hiểm gì không.

Trước tuần thứ 20 của thai kỳ, nước ối được thai nhi tái hấp thụ qua da. Từ tuần thứ 20 trở đi, bé bài tiết nước tuổi và đây mới chính là nguồn quan trọng chính của nước ối.

Vai trò của nước ối trong bảo vệ thai nhi

Nước ối là một trong những yếu tố  giúp duy trì sự tồn tại của thai nhi. Từ trước khi phôi thai hình thành, đã cần đến nước ối để hỗ trợ thành tử cung, để có đủ không gian cần thiết cho thai nhi phát triển. Nước ối bảo vệ thai nhi, thai nhi “bơi” lơ lửng trong môi trường nước ối và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ lực tác động nào từ bên ngoài.

Nước ối còn có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho thai nhi, giúp tăng trưởng hệ xương và hệ hô hấp. Khi thai nhi hít nước ối, các phế nang phổi phát triển. Đây được coi là bài tập dượt chuẩn bị cho sự tự hô hấp sau khi chào đời.

Khối lượng nước ối thay đổi theo số tuần tuổi thai. Ở tuần thứ 12, lượng nước ối khoảng 50ml. Giữa thai kỳ tăng lên đến khoảng  300-400ml. Từ 36-38 tuần lượng nước ối sẽ là 1 lít. Sau đó trước ngày dự sinh, lượng nước ối giảm dần từ từ.

Cần bao nhiêu nước ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh

Đo chỉ số nước ối

Chỉ số nước ối (AFI) được xác định bằng cách siêu âm độ sâu của 4 khoang trong tử cung. Dựa vào đây có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ít nước ối hoặc nhiều nước ối đều tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Chỉ số nước ối từ 6-18 cm được tính là bình thường.

Thiểu ối

Thiểu ối là khi chỉ số nước ối <5cm (lượng nước ối dưới 600ml). Thiểu ối có thể do các nguyên nhân sau:

- Thai nhi gặp vấn đề về thận hoặc hệ tiết niệu (ví dụ tắc nghẽn niệu quản hoặc tắc nghẽn niệu đạo).

- Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm khiến lượng nước ối giảm đáng kể, gây ra tình trạng thiểu ối.

- Rối loạn chức năng nhau thai.

- Nhau thai bị vôi hóa.

- Sinh đôi hoặc sinh nhiều con

- Các nguyên nhân khác như dị tật bẩm sinh hoặc đứt nhau thai cũng có thể gây ra thiểu ối.

Thiểu ối nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân gây ra thiểu ối có thể do nhau thai hoặc do chính bản thân người mẹ. Khi vấn đề xuất phát từ thai nhi, thì thiểu ối có khả năng gây dị tật bẩm sinh hoặc gây cho bé những vấn đề về hệ tiết niệu. Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng sẽ có cách xử lý khác nhau, có thể là điều trị hoặc bắt buộc chấm dứt thai kỳ.

Nếu thiểu ối do chức năng nhau thai suy giảm, cần quan sát chặt chẽ sự phát triển của thai nhi, giữ thai nhi càng lâu càng tốt trong bụng mẹ để tăng tỷ lệ sống.

Nếu thiểu ối do bị vỡ ối sớm dù chưa đến ngày chuyển dạ có thể gây ra nhiễm trùng ối, từ đó nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng tử cung hoặc sinh non, tiên lượng khá xấu. Nếu tuổi thai còn quá nhỏ, có thể gây sảy thai.

Thiểu ối do các nguyên nhân khác gây ra cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng như biến dạng khuôn mặt, tay chân khoèo, xơ cứng các khớp, thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn.

Điều trị thiểu ối

Nếu nguyên nhân gây ra thiểu ối do mẹ mắc bệnh, người mẹ sẽ được điều trị. Mẹ nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung, từ đó tăng lượng nước ối.

Đa ối

Đa ối là tình trạng quá nhiều nước ối với chỉ số nước ối AFI > 25cm (hoặc lượng nước ối nhiều hơn 2000ml). Nguyên nhân gây đa ối có thể là:

- Thai nhi gặp vấn đề trong tiêu hóa và hấp thụ nước ối. Hấp thụ nước ối nhưng không thể nuốt nước ối, nước ối tích lũy nhiều và càng ngày càng nhiều hơn.

- Thai nhi bị hội chứng bất động.

- Mang đa thai.

- Mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.

- Bệnh lý nhau thai.

Đa ối nguy hiểm như thế nào?

Đa ối tạo điều kiện thuận lợi cho bé di chuyển nhiều trong tử cung, dễ bị dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường, cản trở quá trình chuyển dạ sinh nở. Bản thân mẹ khi bị đa ối bụng phình to hơn, khó thở nhiều hơn, xuất hiện các cơn gò tử cung dù chưa đến ngày sinh, do đó tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

Trong quá trình sinh nở, đa ối khiến quá trình chuyển dạ kéo dài, dễ gây suy thai, đờ tử cung, băng huyết sau sinh. Đa ối cũng rất dễ gây vỡ ối đột ngột, gây sa dây rốn, nhau bong non, ảnh hưởng đến cả tính mạng mẹ và bé.

Điều trị đa ối

Thông thường mẹ bầu bị đa ối được tiêm thuốc prostaglandin, có tác dụng làm giảm lượng nước tiểu của thai nhi. Nhưng thuốc này không được sử dụng khi thai quá 32 tuần vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Kây

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập đốt mỡ siêu nhanh với chỉ 1 chiếc ghế, nàng nào cũng nên thử