Bất ngờ khi biết lý do vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ

2018-07-14 13:47
- Làm mẹ, hạnh phúc vô cùng khi cảm nhận bàn chân nhỏ nhắn của con yêu đang thúc vào bụng mình. Nhưng có bao giờ mẹ tự hỏi: “Vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ”?

Mẹ bầu vẫn xem những cú đạp của con là cách để bé giao tiếp với mẹ, cũng như dựa vào những cú đạp để biết tình trạng hiện tại của con. Nhưng có lẽ không nhiều người hiểu được hết ý nghĩa của những hành động này.

Nếu tìm hiểu vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ, có lẽ mẹ sẽ vô cùng bất ngờ khi biết “sự thật” về những lần thấy ngón chân bé xíu xiu của con hằn trên da bụng hay những khi con thúc mạnh đến mức mẹ muốn vỡ òa, vội gọi bố áp tai vào bụng mẹ xem con đang làm gì trong đấy.

Bất ngờ khi biết lý do vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ

Khi nào con bắt đầu đạp trong bụng mẹ?

Thai nhi hoạt động trong bụng mẹ từ rất sớm. Ngay từ khi được 7 tuần tuổi, con đã biết vận động nhẹ nhàng các đốt sống cổ. Lúc này mẹ không cảm nhận được các cử động của con. Lớn hơn một chút bé còn biết mút ngón tay. Nhưng cho đến khi được 16-18 tuần tuổi trở đi thì mẹ mới cảm nhận rõ rệt những cử động của con trong bụng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, khi thai nhi được 20 tuần tuổi, bé đã có những cú đạp mạnh, sức đạp chân của con tương đương khoảng 2kg. Và đến khi bé 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg.

Tuy nhiên, sức đạp của chân thai nhi sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg ở những tuần sau đó vì thai lớn, không gian trong bụng mẹ đã bắt đầu chật hẹp với những cử động của bé.

Điều có thể mẹ chưa biết về những cú đạp của thai nhi

1/ Con khỏe và phát triển tốt

Khi thai nhi đạp trong bụng mẹ chính là lúc con đang vận động. Những hoạt động diễn ra trong bụng mẹ sẽ giúp bé phát triển các cơ, xương, khớp… Khi thấy bé đạp đều đặn nghĩa là con đang khỏe và phát triển tốt. Mẹ hãy vui mừng vì điều này. Con đạp 4 lần trong 30 phút là bé phát triển khỏe mạnh. Nếu trong 4 tiếng bé cử động chưa tới 10 lần, mẹ cần đến gặp bác sĩ.

2/ Con đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm lý tưởng cho mẹ bầu. Khi mẹ nằm ở tư thế này, mẹ sẽ cảm nhận bé đạp nhiều hơn do lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi tăng và bé hoạt động nhiều hơn.

3/ Con đang phản ứng với môi trường bên ngoài

Khi mẹ đến những nơi ồn ào, hay khi mẹ ăn hay uống, con cũng thường đạp vào bụng mẹ hoặc cử động để phản ứng lại với những thay đổi từ môi trường bên ngoài hoặc mùi vị thức ăn được mẹ đưa vào cơ thể.

4/ Con đạp nhiều hơn khi mẹ vừa ăn xong

Nếu sau bữa ăn mẹ thấy con đạp nhiều hơn điều này rất đỗi bình thường. Đó là do con đang thích ứng với những thức ăn vừa được đưa vào cơ thể mẹ, cũng như con vừa được cung cấp dưỡng chất nên hoạt động nhiều hơn.

Bất ngờ khi biết lý do vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ

5/ Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn

Thông thường bé sẽ đạp 20-40 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có lúc bé im ắng lạ thường. Mẹ đừng lo lắng nếu thời gian bé “nghỉ ngơi” không vượt quá 40 -50 phút. Sau tuần thứ 36, bé sẽ ít đạp do bé đã lớn và bụng mẹ trở nên “chật chội”.

6/ Dấu hiệu bé đang không ổn

Việc bé giảm số lần đạp có thể do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường trong cơ thể người mẹ giảm. Nếu mẹ vẫn ăn uống bình thường nhưng bé không đạp trong 1 tiếng đồng hồ, hãy nghĩ đến tình huống con đang không ổn. Có thể mẹ sẽ phải đến gặp bác sĩ.

Những cử động của bé vào các thời điểm thai kỳ

Từ tuần 18-20 là mẹ đã bắt đầu cảm nhận được những cử động của con. Không chỉ thai nhi đạp trong bụng mẹ đâu, bé còn có các cử động khác như: nấc, ngáp, khóc, nuốt, mút, chớp mắt... Dưới đây là các cử động của bé trong từng giai đoạn thai kỳ:

Từ tuần thứ 7-8: Bé vặn mình, uống cong người
Tuần thứ 9: Bé nấc cụt, di chuyển chân tay, bé nuốt và mút
Tuần thứ 10: Bé cử động đầu, há miệng, chạm tay vào mặt
Tuần 12: Bé đã biết ngáp;
Tuần 14: Bé có thể đảo mắt trái phải và nhìn lên nhìn xuống;
Tuần thứ 15: Bé mút ngón tay cái của bàn tay thuận;
Tuần thứ 16-18: Bé đạp vào bụng mẹ.

Theo dõi cử động thai

Ngay khi vừa cảm nhận được những cử động của con, mẹ cần theo dõi các cử động của thai nhi trong bụng vì đây là cách kiểm tra sức khỏe của bé vô cùng hiệu quả.

- Mẹ cần làm trống bàng quang của mình, nằm thư giãn, đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi.

- Thời điểm: Sau khi ăn xong và vào những thời điểm nhất định trong ngày.

- Tổng thời gian theo dõi: 2 giờ, nếu số lần cử động của thai nhi từ 10 lần trở lên là bình thường. Từ tuần thứ 28, nếu thai nhi cử động dưới 10 lần, mẹ cần theo dõi thêm 2 giờ nữa. Nếu vẫn dưới 10 lần, cần đến gặp bác sĩ.

- Mẹ nên đếm khoảng 3 lần vào các khoảng thời gian sáng, chiều và tối (ít nhất là 1 lần trong ngày).

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tình yêu chưa bao giờ sai, cái sai có chăng là 'người yêu'...