6 VÙNG CẤM CỦA TRẺ SƠ SINH cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

2018-09-09 11:13
- Những vùng cấm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí là gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu bị tác động, vì vậy cha mẹ cần hết sức cẩn thận.

Dưới đây là 6 vùng cấm cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

Rốn

6 vùng cấm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

Rốn chính là vết thương của trẻ sơ sinh, chính vì vậy mẹ phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra tình trạng rụng rốn của bé. Chú ý luôn phải để cho rốn con khô ráo, nếu chẳng may bị ướt thì phải lập tức vệ sinh và làm khô ngay. Đặc biệt, không được dùng tay trực tiếp chạm vào rốn trẻ, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, có hại cho sức khỏe.

Vùng má của trẻ sơ sinh gần với mang tai và tuyến mang tai - đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng bởi khung xương của con vẫn còn khá non mềm. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngoài vệ sinh còn có những cử chỉ yêu thương mẹ dành cho con. Những hành động của người lớn hằng ngày như bẹo má, vuốt mặt, hôn mạnh… có khả năng khiến khung xương mặt phát triển bất thường, bị lệch sang một bên, to, nhỏ không đều nhau.

6 vùng cấm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

Đó là lý do vì sao mỗi lần nựng trẻ nhỏ, người ta đều dặn không nên bẹo má, hôn mạnh khiến má trẻ bị xệ. Thực chất không phải sợ má xệ mà vì lo ảnh hưởng đến xương vùng mặt.

Tai

Hiện nay rất nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ mỗi khi thấy tai con có ráy là lại lập tức lấy ra cho sạch. Đối với người lớn, chúng ta rất thoải mái khi được lấy ráy tai nhưng trẻ con thì không giống như vậy.

6 vùng cấm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

Thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ sẽ khiến tai trẻ bị nhiễm trùng. Thực ra những thứ bẩn trong tai trẻ có thể tự rơi ra ngoài, mẹ chỉ cần lấy tăm bông chấm vào dầu ô liu rồi khẽ khàng lau tai cho con sau khi tắm là được. Nếu như bé nhiều ráy tai quá thì nên đưa đến bệnh viện để các bác sĩ làm vệ sinh tai chứ không được tự động xử lý.

Thóp

Khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ được liền kín lại khiến thóp sau biến mất, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. Thỉnh thoảng, mẹ thấy thóp cử động phập phồng theo từng nhịp thở của con nên khá hoang mang. Bác sĩ nói rằng trên thóp có một màng dày bảo vệ tốt nên không phải lo lắng.

6 vùng cấm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

Vậy thì chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì đối với vùng thóp? Chính vì vùng thóp rất mềm nên nếu bị va chạm mạnh vào sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng mô não rất nguy hiểm. Khi muốn làm sạch đầu (vì đầu trẻ hay có những mảng dân gian gọi là “phân trâu”), mẹ chỉ nên gội nhẹ nhàng từ từ, lâu dần sẽ hết. Tránh va chạm mạnh vào thóp con vì rất nguy hiểm cho não.

Quai hàm

6 vùng cấm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào

Khung xương của con vẫn còn non yếu, nếu mẹ thường xuyên xoa má, vuốt mặt con sẽ làm cho khung xương của khuôn mặt không phát triển bình thường, có thể khiến cho khuôn mặt con bị lệch sang một bên, hoặc khuôn mặt phát triển to, nhỏ không đều nhau.

Vùng kín

Ngoài 4 vị trí trọng yếu trên thì mẹ chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn phải tránh đụng chạm vào vùng kín của con quá nhiều (bao gồm bộ phận sinh dục, hậu môn trẻ), đặc biệt là trong lúc tắm, thay tã cho con. Các bộ phận này khá nhạy cảm, đụng nhiều vào cũng dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Mẹ cũng nên trang bị cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất để đảm bảo an toàn vùng nhạy cảm cho trẻ, tăng sức đề kháng, ngừa cảm bệnh.

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


'Bắt thóp' bản tính đàn ông qua tướng râu