Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí đơn giản, hiệu quả nhất khi TRẺ SƠ SINH BỊ SỐT ở nhà

2018-09-07 19:06
- Bất cứ bố mẹ nào cũng từng rơi vào cảnh hoang mang khi con yêu sốt mà không rõ lý do. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ về cách xử lý khi con sốt ở nhà vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

Mỗi khi trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh bị sốt, cha mẹ thường rất lo lắng, tuy nhiên không phải lúc nào sốt cũng luôn luôn là xấu. Sốt là phản ứng thông thường của hệ thống miễn dịch ở trẻ khi bé tiếp xúc với vi rút hay nhiễm khuẩn. Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân sốt phổ biến nhất là do nhiễm vi rút hoặc có thể là sốt mọc răng.

Ths. BS nội trú Nguyễn Tiến Hải chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị sốt trên Khám phá như sau:

1. Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?

Khi trẻ bị sốt việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là xem nhiệt độ cho con xem có chính xác là sốt không. Cặp nhiệt độ cho con xem mức độ sốt cao trên 39 độ, trung bình là từ 38-39 độ, thấp là dưới 38 độ.

Nếu nhiệt độ ở trẻ cao thì nên dùng hạ sốt cho bằng các cách sau:

Dùng nước ấm lau người cho trẻ

Có thể dùng khăn mềm nhúng vào một chậu nước ấm và lau thân thể cho bé, điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không được dùng nước lạnh.

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí đơn giản, HIỆU QUẢ nhất khi trẻ sơ sinh bị sốt ở nhà

Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.

Nới lỏng quần áo: Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo.

Cung cấp đủ nước cho con: Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt cần cung cấp thêm nước uống.

Trẻ 3 - 6 tháng tuổi nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ 6 - 12 tháng tuổi, thân nhiệt vượt quá 39 độ C, trẻ ho nhiều, khó thở, nôn ói, sốt kèm tay chân lạnh, không ăn uống được, hoặc có dầu hiệu xuất huyết, nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra có màu, đi ngoài phân đen như bã cà phê… cần đi khám sớm.

2. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất đầu tiên là cha mẹ nới lỏng quần áo, để trẻ ở nơi kín gió, thoáng mát, chườm ấm cho bé để em bé thải nhiệt độ, lau ấm khắp người cho con, nếu không hạ sốt thì nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg 1 lần, cách nhau tối thiểu 4h.

Cách chườm ấm: Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm. Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu nước và vắt nhẹ. Sau đó mẹ kẹp 2 chiếc vào bẹn, 2 chiếc vào nách và 1 chiếc lau khắp cơ thể bé. Sau 1 đến 2 phút lại nhúng khăn vào chậu và lau cho bé.

Khi nước lạnh thì mẹ cần thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm của nước. Mẹ lau cho bé khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho bé. Lưu ý khi lau người nhiệt độ trong phòng không nên quá lạnh vì có thể khiến bé bị nhiễm lạnh.

3. Trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ nên ăn gì tốt nhất?

Trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ vẫn ăn uống bình thường để có sữa cho bé, việc mẹ ăn uống không ảnh hưởng tới việc sốt của con, vì vậy mẹ cần ăn uống tốt đẻ có nhiều sữa hơn cho con bú.

4. Các xử trí khi trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí đơn giản, HIỆU QUẢ nhất khi trẻ sơ sinh bị sốt ở nhà

Việc trẻ sơ sinh 10 ngày bị sốt thì việc xử lý vẫn theo nguyên tắc chung là kiểm soát nhiệt độ cho con, hạ sốt, và thường nên cho con đi khám ngay vì trẻ 10 ngày sốt thường cần khám bác sĩ để xác định nguyên nhân sốt của con.

5. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi, 5 tháng tuổi và 6 tháng tuổi

Việc hạ sốt cho trẻ không có sự khác nhau theo tuổi hay tháng tuổi mà cần theo cân nặng khi dùng thuốc cho trẻ.

Với các trẻ sơ sinh ở từng tuổi này thì việc dùng thuốc hạ sốt vẫn theo nguyên tắc của thuốc hạ sốt, tuy nhiên các nhóm nguyên nhân gây sốt ở nhóm trẻ 1,2 tháng tuổi thường hơi khác so với trẻ 5,6 tháng tuổi. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn thận hơn với trẻ sơ sinh cho con đi khám sớm.

Sai lầm tai hại khi hạ sốt cho con

Đắp chăn, mặc ấm cho trẻ khi sốt cao

Sai lầm này, tôi khẳng định, 10 bà mẹ đưa con vào viện thì đến 9 bà khi nghe con kêu rét run liền đắp chăn cho trẻ, mặc ấm cho trẻ. Điều này cực kỳ nguy hiểm, càng đẩy nhiệt độ cơ thể lên cao, trẻ lại càng rét run, càng kêu lạnh và đến khi lên “đỉnh điểm” thì trẻ co giật, tím tái”, BS Dũng nói.

TS Dũng giải thích, trẻ em (kể cả người lớn) khi sốt quá cao thì bao giờ người cũng rét run, chân tay lạnh ngắt, thậm chí nhìn thấy vân tím ở chân. Nguyên nhân là khi sốt quá cao sẽ gây hiện tượng co mạch ngoại vi nên có cảm giác lạnh nhưng thực tế nhiệt độ trong người nóng rừng rực, lên đến 40 - 41 độ C.

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí đơn giản, HIỆU QUẢ nhất khi trẻ sơ sinh bị sốt ở nhà

Vì thế, dù trẻ kêu lạnh, đòi đắp chăn thì bố mẹ cần nhớ nguyên tắc quan trọng là không được đắp chăn vì càng đắp thân nhiệt càng lên cao, càng lạnh. Không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt thoáng phòng (không thốc vào người trẻ cho cho thông gió) và dùng thuốc hạ nhiệt để hạ nhiệt độ cơ thể, khi nhiệt độ hạ xuống chân tay trẻ sẽ dần ấm lên và trẻ sẽ hết lạnh.

Nhưng có nhiều bà mẹ phàn nàn, cho con uống thuốc hạ sốt cả nửa tiếng mà trẻ vẫn không hạ sốt? Khi uống thuốc cơ thể sẽ thoát nhiệt qua da, nhưng việc thoát nhiệt qua đối lưu rất quan trọng. Mà muốn đối lưu thì có phải có tốc độ dòng khí ở xung quanh mình. Vì thế nếu uống thuốc mà không có đối lưu thì không thoát nhiệt được nên phải yêu cầu các mẹ bật quạt, mở thoáng cửa phòng là thế. Không thể hạ sốt nếu chỉ trông chờ vào thuốc”, TS Dũng nói.

Lạm dụng thuốc đặt hậu môn

Đối với trẻ nhỏ không muốn uống thuốc hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thuốc hạ sốt đường uống thì thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và các bác sỹ đầu nghành của Việt Nam đã từng lên tiếng khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng không nên đặt nhiều. Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm: Trước đây, một số quan niệm cho rằng, cách dùng viên đặt hạ sốt ở hậu môn sẽ qua gan ít hơn. Tuy nhiên, thực tế là viên đặt hậu môn vẫn thấm vào máu như đường uống nên có nghĩa vẫn qua gan. Cho nên, trẻ hay người lớn bị bệnh gan cũng không được dùng viên này bởi vẫn có thể gây ngộ độc.

Uống thuốc hạ sốt

Đo nhiệt độ cơ thể bé là việc làm rất quan trọng, cha mẹ có thể dùng nhiệt kế để biết chính xác bé bị sốt bao nhiêu độ, để từ đó tìm ra biện pháp giảm sốt thích hợp.

Bác sĩ Dũng nhấn mạnh: “Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám”.

Ở trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Nếu trẻ ở nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên, có thể dùng loại thuốc được ưu tiên dùng, ít tác dụng phụ nhất hiện nay là paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng. Khoảng cách các lần uống từ 4-6 tiếng. Sau uống khoảng gần một tiếng thuốc mới bắt đầu phát huy tác dụng và hạ sốt dần. Trong thời gian chờ thuốc có tác dụng, tránh nôn nóng cho trẻ uống thêm thuốc.

Chườm lạnh hay tắm ấm?

Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con tuy nhiên đây là cách truyền nhiệt hiệu quả rất thấp. Một số ngâm con vào nước ấm - cách làm này trước đây nhiều người áp dụng tuy hiện nay thì không cần thiết.

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí đơn giản, HIỆU QUẢ nhất khi trẻ sơ sinh bị sốt ở nhà



Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh. Nhiều thí nghiệm cho thấy các biện pháp này chỉ làm trong trường hợp say nóng, say nắng còn sốt do bệnh lý nhiễm khuẩn thì không làm nữa. Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Trong khi đó thực tế biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp nữ nổi tiếng khó khuất phục, tán đổ không phải dễ