Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Thiên Khuê 2023-06-12 14:56
- Chăm sóc trẻ sơ sinh khó tránh khỏi gặp những vấn đề khiến bố mẹ hoang mang lo lắng. Emdep sẽ giúp bạn giải mã những biểu hiện tưởng bất thường nhưng không đáng lo ngại.

Trẻ có biểu hiện co giật khi ngủ

Sức khỏe của trẻ sơ sinh là vấn đề mà người mẹ nào cũng đặc biệt quan tâm nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để phán đoán tình trạng của bé. Em bé ngay khi còn rất nhỏ (khoảng 1 tuần tuổi) vẫn có thể có hiện tượng giật mình không kiểm soát khi ngủ.

Khi gặp trường hợp này, chắc hẳn mẹ sẽ lo sợ bởi nhìn giống như trẻ đang bị co giật? Thực tế, đôi khi đây chỉ là biểu hiện vô hại, gọi là giật cơ lành tính khi ngủ. Thậm chí bác sĩ còn cho biết: Giật cơ này còn ít nguy hiểm hơn dạng rung giật cơ khác, đó là nấc cụt ở trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Chăm sóc trẻ sơ sinh làm sao để nhận biết lúc nào thì trẻ không sao? Bạn nên quan sát nếu co giật của bé chỉ xảy ra lúc ngủ và biến mất khi bé thức dậy thì không cần lo lắng. Nguyên nhân có thể do tiếng ồn hoặc đụng chạm khiến bé nhạy cảm, cũng có khi do hệ thần kinh chưa trưởng thành và thiếu phối hợp đồng bộ.

Khi nào cần lo lắng?

Ngoài co giật, nếu trẻ có thêm triệu chứng khó thở, chuyển động mắt bất thường, da chuyển sang xanh, tím hoặc co giật kéo dài hơn 5 phút thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Đây có thể là chứng động kinh gây nguy hiểm.

Trẻ bỗng có khối u ở ngực

Em bé sau sinh có thể xuất hiện một khối u hơi đỏ ở vùng ngực, bao gồm cả bé gái lẫn bé trai. Nguyên nhân là do mức estrogen dư thừa bị giảm xuống, khiến cho hormone sản xuất sữa prolactin tăng tạm thời nên vú có vẻ như phát triển đột ngột.

Chuyên gia cho biết: Có khoảng 50% bé sơ sinh khỏe mạnh có thể có hiện tượng này và thường chỉ ở một bên ngực. Nó hoàn toàn vô hại và biến mất trong tháng đầu tiên sau sinh, nhưng có khi kéo dài đến ba tháng hoặc hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Khi nào cần lo lắng?

Mẹ nên quan sát nếu vú của trẻ chuyển màu đỏ bất thường hoặc kèm theo sốt thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra vấn đề nhiễm trùng hoặc sự bất thường ở nội tiết tố.

Da trẻ có da màu cam

Một số trường hợp trẻ sơ sinh hoặc thậm chí đã 10 tháng tuổi bỗng da chuyển sang màu cam. Đây là hiện tượng khá phổ biến, nó được gọi là “Carotene máu”, chủ yếu do mẹ cho bé ăn dặm nhiều rau củ giàu Beta-carotene (nhu khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh).

Thức ăn của trẻ sơ sinh thường nấu chín kỹ và xay nhuyễn nên ruột càng hấp thu nhiều Carotene hơn, chúng bị dư thừa và thoát ra theo mồ hôi nên khiến da bị “ố vàng” và chuyển màu cam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Khi nào cần lo lắng?

Vấn đề ở trẻ sơ sinh về màu sắc của da là vô hại. Khi bạn thay đổi chế độ ăn uống thì làn da bé sẽ dần dần bình thường trẻ lại nên không có gì đáng lo.

Trẻ bị nghẹt mũi và thở bất thường

Trải nghiệm của nhiều bà mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh là bé có hiện tượng tiếng thở rất to vào ban đêm, gần giống như là mũi bị tắc nghẽn. Dạng nghẹt mũi này không phải bệnh tật, nó do estrogen kích thích đường mũi khi bé bú sữa mẹ.

Tình trạng này sẽ giảm trong 2 tháng tuổi đầu tiên. Khi trẻ 6 tháng tuổi, đường mũi phát triển to hơn nên sẽ không còn bị nghẹt mũi và thở bất thường khi ngủ nữa.

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Khi nào cần lo lắng?

Ngoài tiếng thở to, nếu trẻ phập phồng mũi hoặc hóp ngực, bụng khi thở thì có nguy cơ suy hô hấp. Ngoài ra, bé còn có triệu chứng thở nhanh, đổ mồ hôi, da lạnh, khò khè ở cổ họng… Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý tốt.

Trẻ bị táo bón

Bé sơ sinh dù chưa ăn dặm nhưng vẫn có dấu hiện như táo bón. Trẻ thường quấy khóc, mặt đỏ, bụng hơi phình và cứng nhưng chỉ đi tiêu một chút phân mềm. Thực tế, do em bé đang nằm đại tiện nên khó khăn hơn người trưởng thành.

Trẻ còn quá nhỏ không biết kiểm soát và phối hợp quá trình co thắt hậu môn, phân bị giữ lâu ở trực tràng nên gây táo bón. Khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh, cơ thể bé sẽ tiêu hóa tốt hơn và đi tiêu thuận lợi hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 triệu chứng đáng sợ ở bé nhưng hoàn toàn bình thường

Khi nào cần lo lắng?

Khi bé đại tiện ra phân cứng và có hình dạng như những viên nhỏ thì đây là táo bón thực sự, hoặc có khi nguyên nhân hiếm gặp là do các dây thần kinh kiểm soát trực tràng một cách bất thường. Mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguồn gốc và điều trị.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh thuận lợi và an toàn hơn, giúp bé phát triển khỏe mạnh mà mẹ cũng bớt lo âu.

Thiên Khuê (Theo Parents)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hành khách bị móc trộm điện thoại trên xe buýt, phản ứng cực nhanh của tài xế và phụ xe buýt khiến CĐM vỗ tay rần rần