6 điều mẹ cần làm để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi

2016-04-25 06:00
- Ở độ tuổi từ 1 - 3, thật sự trẻ đã có thể bắt đầu rèn luyện ý thức độc lập, lúc này sự hỗ trợ khoa học từ bố mẹ sẽ có ảnh hưởng quan trọng giúp trẻ thuận lợi hình thành tính tự lập và khả năng giải quyết vấn đề sau này.

Trẻ trong quá trình trưởng thành luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực. trong đó, việc rèn cho con tính độc lập và khả năng giải quyết vấn đề luôn được các ông bố, bà mẹ quan tâm. Tuy nhiên, ở độ tuổi 1 – 3, do năng lực tự kiểm soát ở trẻ còn rất hạn chế, đòi hỏi bố mẹ phải là người dẫn dắt và là điểm tựa tâm lý của trẻ.

6 yếu điểm bố mẹ cần nắm bắt để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi

1. Thừa nhận nhân cách độc lập của trẻ

Thường ngày, bạn nên có sự giao lưu bình đẳng với trẻ nhiều hơn, giúp trẻ có cơ hội và mạnh dạn biểu đạt suy nghĩ cũng như cảm nhận của mình. Ngoài ra, dành thời gian cho trẻ không có nghĩa là bạn kè kè bên cạnh và làm mọi thứ, hãy biết “buông tay” cho trẻ được làm chuyện mình thích, chỉ cần điều đó không đi ngược lại với nguyên tắc dạy con của bạn. quá trình được tự do hoạt động trong khuôn khổ cho phép giúp trẻ thể hiện năng lực vốn có của mình, dần dần trẻ sẽ ý thức được bản thân có những suy nghĩ và khả năng độc lập gì, không cần chuyện gì cũng ỷ lại vào người lớn.

6 yếu điểm bố mẹ cần nắm bắt để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi

2. Xác định phạm vi hoạt động thích hợp và khuyến khích trẻ làm hết sức mình

Đa số những chuyện mà trẻ có thể tự mình hoàn thành, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự làm và không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của trẻ. Tùy vào độ tuổi, bạn có thể sắp xếp những việc trẻ tự làm và cứ để trẻ làm bằng hết khả năng, trước khi bạn ra tay can thiệp.

Ví dụ khi trẻ 1 tuổi, hãy khích lệ trẻ tự ăn cơm và đừng tỏ ra khó chịu khi trẻ làm rơi vãi cơm và thức ăn. Trẻ 2 tuổi có thể tự rửa tay, rửa mặt, đi bộ từng bước lên cầu thang, mang giày dép v.v… Như vậy, bạn đang từng bước rèn luyện cho trẻ tính linh hoạt và chuẩn xác của mỗi động tác phù hợp với lứa tuổi, đồng thời còn giúp khả năng tự điều khiển hành vi của trẻ tăng cường lên.

3. Kiên trì cho trẻ tự đi bộ

Khi dẫn trẻ ra ngoài, trong mọi điều kiện cho phép, bạn hãy cố gắng kiên trì để trẻ tự bước đi. Nếu quãng đường khá xa, có thể cho trẻ nghỉ ngơi vài lần, không nên vừa nghe trẻ nhõng nhẽo hay kêu mệt là lập tức bế trên tay hay dung xe đẩy ngay. Khi bạn quá bảo bọc con, tâm lý ỷ lại ở trẻ sẽ ngày càng lớn, ý thức độc lập sau này sẽ khó bồi dưỡng vì trẻ luôn nghĩ bản thân không cần chịu vất vả hay khó khăn, luôn có người ở phía sau nâng đỡ.

6 yếu điểm bố mẹ cần nắm bắt để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi

4. Cho phép trẻ dám thừa nhận sai lầm

Nhiều lúc trẻ hoạt động chưa vững nên té ngã hoặc do bất cẩn mà làm hỏng đồ chơi, để dỗ dành, người lớn thường nhận hết lỗi về mình, thậm chí còn xuống nước nói lời xin lỗi để trẻ không cảm thấy uất ức và khóc quấy. Hành vi này của bố mẹ rất dễ hình thành tâm lý dựa dẫm và một mối quan hệ đối lập, mất cân bằng.

Ở độ tuổi 1 – 3, thực tế trẻ chưa hiểu cái gì là đúng sai, vì bố mẹ muốn dỗ dành mà đi ngược lại lý lẽ sẽ khiến trẻ mất đi sự tôn trọng, tâm lý trẻ sẽ nghĩ rằng mọi tội lỗi đều xuất phát từ người lớn và mọi thứ xung quanh, không phải do mình. Dần dần, tâm lý này sẽ phát triển mạnh hơn, khiến trẻ hình thành những tâm thái tiêu cực như tự tư, ỷ lại, ưa viện lý do, thậm chí là phản kháng vô lý. Do đó, nếu trẻ thật sự phạm lỗi, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm và chịu trách nhiệm trong phạm vi thích hợp.

5. Để trẻ biết chịu đau ở mức độ thích hợp

Trẻ té ngã là chuyện rất bình thường, chúng có thể hoàn toàn tự đứng dậy nhưng đa số người lớn xót con, lúc nào cũng vội chạy đến bế con lên rồi không ngừng dỗ dành, xuýt xoa. Kỳ thực, cách thương con này chưa hẳn tốt cho sự phát triển nhân cách và bản lĩnh sinh tồn của trẻ về sau. Ví dụ thay vì khi trẻ ngã, bạn vội vàng hỏi trẻ “Đau không con?”, tốt hơn là hãy nói với trẻ “Không đau, con đứng dậy là không đau nữa”. Câu khẳng định thay vì câu hỏi này có thể giúp trẻ trấn an tinh thần, vừa giống như câu khen ngợi rằng trẻ rất dũng cảm, từ đó khiến trẻ cảm thấy bản thân có thể làm được nhiều thứ và biết tự lập hơn.

6 điều mẹ cần làm để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi

6. Bố mẹ nên là tấm gương

Bố mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, vì vậy trước khi đòi hỏi trẻ độc lập, bạn phải là tấm gương tốt ở mặt này. Nhiều vợ chồng cãi nhau luôn đổ lỗi cho đối phương, thậm chí chiến tranh lạnh, bỏ mặc mọi thứ trong nhà không lo v.v… những hành vi thiếu trách nhiệm này sẽ bị trẻ quan sát và cảm nhận, trong khi khả năng phân biệt đúng sai ở trẻ 1 - 3 tuổi là không có, từ đó trẻ sẽ có xu hướng bắt chước người lớn, mất đi ý thức độc lập và dễ ỷ lại vào người khác.

Minh Thư

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


8 bài tập với ghế giúp giảm mỡ thừa ở bắp chân cấp tốc