5 trường hợp tiêm vắc-xin có thể mất con chớp nhoáng, mọi bố mẹ nên thuộc nằm lòng

2018-09-07 09:43
- Thời gian qua có một số mẹ quá khích, nghe theo lời của hội chống vắc-xin mà không cho con mình đi tiêm theo đúng lịch. Điều này về lâu dài có thể để lại những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội và trước hết là cho chính mỗi gia đình.

Thực chất nỗi lo lớn nhất của các bố mẹ chính là tính mạng của con mình vì nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết của các bé sau khi tiêm vắc-xin chính là do sốc phản vệ. Và có những thời điểm tiêm nhất định sẽ đẩy tỷ lệ tử vong sau tiêm cao hơn.

Gần đây nhất là trường hợp của bé Phùng Hà T. (14 tháng tuổi ở Văn Luông, Tân Sơn, Phú Thọ). Sáng ngày 16/3/ 2017, gia đình đưa bé đến trạm y tế xã tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi đầu tiên như giấy hẹn. Sau 30 phút, bé không có biểu hiện gì bất thường nên anh đưa con về. Đến tối, bé có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình dán miếng hạ sốt nhưng không đỡ. Điều đáng nói là cùng tiêm với bé vào sáng đó có 50 bé khác nhưng các bé chỉ bị sốt nhẹ. Vì gia đình bé xót con không cho khám nghiệm tử thi nên hiện tại nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Theo nhận định, đó có thể là trường hợp sốc phản vệ, hoặc do trẻ có bệnh nền sẵn như tim bẩm sinh, viêm phổi... nhưng khi khám sàng lọc không phát hiện được.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ chính là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất có tên là histamine, sau vài phút sẽ có dấu hiệu sốc.

5 trường hợp tiêm vắc-xin có thể mất con chớp nhoáng, mọi bố mẹ nên thuộc nằm lòng

Tai biến này vô cùng nguy hiểm vì nó dẫn đến tử vong rất nhanh chóng nếu không kịp thời xử lý. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hạ thân nhiệt, huyết áp xuống thấp, trụy tim, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Thậm chí trong số ít trường hợp, sốc phản vệ xảy ra nhanh đến nỗi vừa mới rút kim tiêm thì vài giây sau là bé tử vong. Sốc phản vệ càng nguy hiểm nếu triệu chứng xuất hiện sớm.

Tiêm vắc-xin vào những thời điểm nào dễ tử vong?

Theo thống kê, tỷ lệ sốc phản vệ do uống, tiêm thuốc tại các bệnh viện nhiều hơn so với vắc-xin. Nếu là do vắc-xin thì đó là bởi độ nhạy cảm của cơ thể bé quá lớn, tức do cơ địa của bé với loại vắc-xin. Tuy vậy, nếu tiêm cho bé vào những thời điểm này thì nguy cơ sốc phản vệ sẽ cao hơn:

- Trẻ đang sốt, cảm cúm

- Mắc các bệnh về não

- Động kinh

- Mắc bệnh cấp tính

- Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác.

5 trường hợp tiêm vắc-xin có thể mất con chớp nhoáng, mọi bố mẹ nên thuộc nằm lòng

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong 5 trường hợp này tuyệt đối không nên tiêm vắc-xin cho bé để tránh tỷ lệ sốc phản vệ gia tăng. Tốt nhất là bố mẹ nên tuân thủ khai trình chính xác bệnh lý và cơ địa mẫn cảm của bé trước khi cho con tiêm bất cứ loại vắc-xin nào. Bác sĩ trước khi tiêm phải khám bệnh cho bé kỹ lưỡng.

Em có đọc một bài viết thấy BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) có hướng dẫn cụ thể như sau: “Đối với các cháu bé còn nhỏ, có thể khám biết được bệnh cấp tính nhưng khó biết có bệnh mạn tính nên việc tầm soát không đơn giản. Do đó, người nhà cần phải chủ động khai báo về tiền sử bệnh lý cho bác sĩ. Trẻ đang có bệnh cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm. Với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi tiêm tại các bệnh viện, các cơ sở lớn để xử lý các biến chứng nếu có tốt nhất… Tất cả các vắc xin đều có thể gây sốc phản vệ, không riêng Quinvaxem. Tuy nhiên, nếu đến cơ quan y tế ngay lúc mới bắt đầu có dấu hiệu bất thường, rất hiếm ca tử vong, chúng hoàn toàn được tầm soát. Bất cứ y bác sĩ nào cũng được đào tạo về kỹ năng xử lý sốc phản vệ bởi đây là tai biến tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân, không riêng vắc xin”.

Bác sĩ cũng khuyến cáo các mẹ khi đi tiêm phòng cho con luôn nhớ:

- Theo dõi và nắm tình hình sức khỏe con để báo với bác sỉ tiền sử của con mình

- Sau khi tiêm 30 phút, nên cho bé quay trở lại để theo dõi sức khỏe

- Trong vòng 6, 12 và 24h sau khi về nhà phải luôn theo dõi bé chặt chẽ. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường mới có thể yên tâm.

- Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc vắc-xin của một loại nào đó thì tuyệt đối không được tiêm lại loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

Đây là những điều rất cơ bản và cũng dễ hiểu, dễ nhớ nhưng lại có ý nghĩa sống còn đối với các bé khi đi tiêm phòng. Vì vậy, mong các bố mẹ hãy cố gắng thuộc nằm lòng và đừng để những tai nạn thương tâm xảy ra sau khi tiêm phòng nữa nhé!

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Điểm mặt 3 con giáp cực kỳ để ý đến ánh nhìn của người khác