10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Thảo Vũ 2016-02-13 15:00
- Em bé của bạn cuối cùng đã chào đời và bạn trở về nhà với cân nặng chưa suy giảm mấy, với những cơn đau còn nguyên và một đứa trẻ sẵn sàng khóc suốt 8 tiếng buổi đêm liên tục trong 3 tháng.

Bạn đã nghe nói rằng 3 tháng đầu tiên sau khi sinh là 3 tháng vất vả nhất với bất kỳ bà mẹ nào. Em bé xinh đẹp có thể khóc dạ đề liên tục 90 ngày và bạn phải vật lộn với việc cho con bú, làm thế nào để tắm cho sinh vật bé tí tẹo này trong khi không bị kiệt sức.

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn “sống sót” qua giai đoạn này.

1. Nhờ giúp đỡ

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh
Hãy nhờ mẹ hoặc người thân giúp đỡ bạn trong thời gian đầu để có bạn có thêm kinh nghiệm làm quen và chăm sóc trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, hãy gọi mẹ của bạn! Hoặc một người dì, người cô hay một người thân quen có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh để yêu cầu giúp đỡ. Việc có được trợ giúp từ một người có kinh nghiệm để giúp bà mẹ mới sinh thoát khỏi những đêm mất ngủ, khủng hoảng sau sinh và những bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ. Giúp đỡ không hẳn chỉ để bạn có thời gian phục hồi sức khỏe mà còn giúp bạn quen dần với việc chăm sóc bé. Còn nếu như bạn không có một ai để nhờ thì hãy yêu cầu sự chia sẻ từ phía người chồng của mình.

2. Em bé là của bạn

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Hãy lắng nghe bản năng mình để chăm sóc con một cách tốt nhất. (Ảnh minh họa)

Trong khi bạn cần vô cùng đến những sự giúp đỡ thì vẫn phải đảm bảo rằng mọi người hiểu một điều: em bé là của bạn và bạn sẽ quyết định những gì tốt nhất cho hai mẹ con. Lắng nghe những lời khuyên, làm theo những gì bạn thấy có lý và đừng ngần ngại bỏ qua những điều còn lại. Hãy nhờ mọi người giúp việc nhà và nấu nướng trong khi bạn chăm sóc bé và tìm hiểu thêm về thành viên mới của gia đình. Nếu bản năng của bạn nói rằng bạn cần bế bé ngay cả khi bé ngủ thì hãy bế bé. Nếu bản năng nói rằng bạn phải dỗ bé khi bé khóc ngay cả khi bạn vừa mới cưng nựng dỗ dành 15 phút trước thì cũng hãy cứ dỗ bé. Phụ nữ được sinh ra với bản năng làm mẹ, vì vậy đừng bỏ qua chúng.

3. Ngủ khi bé ngủ

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Tranh thủ ngủ những giấc ngắn khi em bé ngủ sẽ giúp cơ thể bạn được phục hồi nhanh hơn. (Ảnh minh họa)

Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã nghe lời khuyên “Hãy tranh thủ ngủ khi em bé ngủ”. Bạn hãy làm theo lời khuyên thông minh này. Một giấc ngủ ngắn không thật sự hữu ích nhưng nó có thể là “phao cứu sinh” khi bạn phải làm quen với thời gian khắc nghiệt nhất của những ngày đầu làm mẹ. Và đừng quên tự nhắc nhở bản thân mình rằng, mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Bởi vì chắc chắn rằng mọi việc sẽ thật sự tốt đẹp và dễ thở hơn.

4. Không phải trẻ sơ sinh nào cũng ăn uống đúng cách

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Những ngày đầu bạn không nên quá lo lắng về lượng sữa bé có thể bú mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Cho dù bạn cho con bú mẹ hay bú bình, bạn nên biết rằng em bé của bạn có thể ăn uống rất thất thường trong thời gian đầu này. Hãy nhớ rằng, nhu cầu dinh dưỡng của em bé khi nằm trong tử cung được đáp ứng một cách kiên trì, liên tục mà không cần một cố gắng nào từ phía người mẹ. Điều này không thể sao chép lại khi bé đã được sinh ra. Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ bé như một quả óc chó. Nên trong những ngày đầu tiên, nếu bé không thể ăn một lượng thức ăn như bạn nghĩ rằng bé cần phải ăn thì cũng đừng quá lo lắng. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi các bác sĩ hay y tá để có được hướng dẫn cho những lo ngại của bạn.

5. Không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho bé

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Sử dụng một miếng bông gòn ướt và ấm để lau mặt mũi, cổ và các cùng gấp nếp trên cơ thể bé. (Ảnh minh họa)

Trong khi việc tắm cho bé có thể thú vị thì đây cũng không phải là việc bắt buộc nhất thiết phải làm thường xuyên và trên thực tế việc tắm có thể khiến em bé sơ sinh bị đau. Bạn hãy sử dụng một miếng vải mềm, ngâm qua nước ấm rồi vắt nhẹ, sau đó nhẹ nhàng lau rửa vùng mắt, mặt, tai, đầu, cổ, phần dưới cơ thể và cẩn thận làm sạch các vùng gấp nếp trên cơ thể. Cuối cùng, bạn hãy chăm sóc vùng rốn thật nhẹ với một cây tăm bông làm ẩm với cồn hoặc nước.

6. Ra đời là một quá trình chuyển đổi rất lớn dành cho bé

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Sử dụng địu giữ bé sát cơ thể mẹ, để giúp bé làm quen với sự chuyển đổi từ nơi ấm áp trong bụng mẹ ra cuộc sống bên ngoài. (Ảnh minh họa)

Từ một môi trường không trọng lượng đầy ấm áp, nơi mọi nhu cầu của bé được đáp ứng, âm thanh yên tĩnh và nhịp tim của mẹ là những bài hát ru dịu dàng thì bé đột ngột bị đẩy ra ngoài thế giới lạnh, ồn ào, tươi sáng, nơi bé bị đói, khó chịu, cô đơn và đầy sợ hãi. Hãy giúp em bé của mình làm quen bằng cách giảm bớt sự khác biệt giữa hai môi trường sống. Vặn nhỏ đèn đi một chút và giảm bớt âm thanh trong những ngày đầu sẽ có ích để chào đón em bé đến với thế giới của hai vợ chồng bạn. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn dài hoặc miếng vải lớn mềm để làm địu, giữ em bé được sát với người mình, giúp em bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ và cảm nhận sự ấm áp, gần gũi với mẹ tương tự như khi bé vẫn nằm trong tử cung. Việc này sẽ giảm căng thẳng của bé khi ra môi trường mới. Và cũng đừng quên vai trò của người cha. Địu bé là cách tuyệt vời gắn kết người cha với đứa con sơ sinh của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tiếp xúc vật lý chặt chẽ giữa cha và con gây ra phản ứng nội tiết tố tương tự như lúc người mẹ sinh nở, mở đường cho mối quan hệ cha con mạnh mẽ và gắn kết về sau.

7. Ngủ nôi hay ngủ cùng bố mẹ?

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Dù cho bé ngủ nôi hay ngủ cùng mẹ, bạn nên kiểm tra nơi ngủ để đảm bảo giấc ngủ của bé được an toàn. (Ảnh minh họa)

Có một sự tranh cãi dai dẳng giữa quan điểm cho con ngủ nôi hay ngủ cùng bố mẹ. Hãy nhận thức rằng quyết định của bạn có thể gặp nhiều trở ngại bởi lời khuyên khác nhau của bà nội và bà ngoại bé, của người thân, bạn bè thậm chí cả những người quen sơ sơ. Tuy nhiên, lựa chọn thuộc về bạn. Nếu bạn chọn cho bé ngủ cùng mình hãy kiểm tra các vấn đề an toàn cho bé. Nếu bạn chọn đặt bé nằm nôi riêng, hãy tự ban cho mình một “đặc ân” bằng cách đặt nôi của bé gần giường để giảm thời gian đi lại của bạn trong đêm.

8. Em bé sơ sinh của bạn hoàn toàn bất lực trong mọi việc

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh
Bé sẽ cảm thấy được yêu thương khi những yêu cầu của mình được mẹ đáp ứng. (Ảnh minh họa) 

Em bé sơ sinh hoàn toàn bất lực và phương pháp truyền thông tin duy nhất của bé là tiếng khóc. Các chuyên gia y tế đồng ý rằng không có vấn đề gì khi người mẹ dỗ dành em bé. Bạn chỉ đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng một mối quan hệ tin cậy giữa hai mẹ con, vì thế, hãy nhanh chóng đáp ứng kịp thời những tiếng khóc của bé. Việc này giúp bé hiểu rằng bé có thể dựa vào mẹ khi cần và không cần phải “chiến đấu” để lôi kéo sự chú ý của mẹ. Những đứa trẻ bị để mặc cho khóc thường học được cách ngủ cả đêm nhanh hơn những đứa trẻ có nhu cầu luôn được đáp ứng vì chúng phải học cách từ bỏ yêu cầu của mình. Tuy nhiên, việc trẻ học cách ngủ nguyên đêm có thể đi kèm với việc “mất” niềm tin được bố mẹ chú ý khi lớn lên.

9. Nuông chiều bản thân

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Tạo điều kiện cho bản thân được chăm sóc bé một cách thoải mái nhất. (Ảnh minh họa)

Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn cũng đã phải trải qua đau đớn và kiệt sức. Hãy đề nghị ai đó giúp bạn chuẩn bị một chiếc “rổ cứu sinh” nhỏ với một chút nước, đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, tã, khăn em bé, socola để bạn có thể xách theo khi mang bé từ phòng này sang phòng khác. Ngoài ra, bạn nên có một chỗ nằm thoải mái ở phòng khách, nơi bạn có thể đặt chiếc “rổ cứu sinh” trong tầm tay để có thể ngả lưng khi mệt mà không phải quay trở lại phòng ngủ. Tắm vòi hoa sen khi bạn có thể và nếu bạn không có ai để giúp đỡ việc nhà thì chỉ cần làm những việc tối thiểu để có thể nghỉ ngơi, hồi phục và dành thời gian cho việc tìm hiểu em bé mới đáng yêu của mình.

10. Cuộc hôn nhân của bạn

10 bước để “sống sót” ba tháng đầu với một bé sơ sinh

Người chồng cần chia sẻ công việc chăm sóc bé để tạo điều kiện cho vợ được nghỉ ngơi trong thời gian đầu sau khi sinh bé. (Ảnh minh họa)

Đây là một quá trình chuyển đổi rất lớn cho cả bạn và chồng mình. Hãy xin lỗi nhau trước bất kỳ cơn giận, lời nói thiếu suy nghĩ hay những nhu cầu chưa được đáp ứng sẽ xảy ra trong tương lai gần. Hai bạn đang từ “hai chúng ta” để đến với “ba chúng ta” và cũng như bất kỳ điều gì khác, thay đổi luôn không dễ dàng. Các ông chồng nên dành sự tập trung vào vợ và con mình trong những tuần đầu tiên. Vợ của bạn không chỉ phải đối phó với việc trở thành mẹ mà cơ thể cô ấy đã phải trải qua một quá trình chuyển đổi đáng kinh ngạc trong chín tháng, sự sinh nở đầy đau đớn và tiếp theo là việc tập cho con bú. Một đứa trẻ mới sinh chắc chắn sẽ khiến cuộc sống hai vợ chồng căng thẳng đôi khi nhưng chắc chắn rằng mọi điều cũng sẽ qua sau một thời gian làm quen và điều chỉnh. Cùng nhau tận hưởng mùi ngọt ngào của chiếc đầu bé tí xíu của bé, những âm thanh nhẹ nhàng của hơi thở, hình ảnh người bạn đời của mình đang ngắm đứa con chung của hai người vì những khoảnh khắc này sẽ trôi qua rất nhanh để trở thành kỷ niệm đẹp về sau.

Thảo Vũ
(Theo Congluan)

Biến em bé sơ sinh thành thiếu nữ xinh đẹp trong vài giây

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thượng Đế ban tặng cho 12 chòm sao khả năng vượt trội gì?