Loại nước mẹ tuyệt đối không dùng để pha sữa công thức tránh gây hại cho con

2020-12-08 17:00
- Khi pha sữa công thức cho trẻ, mẹ hãy tránh dùng các loại nước như nước chưa đun sôi, nước khoáng hay nước hoa quả nhé.

Nước khoáng

Trong nước khoáng có chứa hàm lượng canxi và natri cao. Dùng nước này pha sữa dễ dẫn đến việc trẻ thừa canxi có thể gây táo bón, sỏi thân, canxi huyết cao. Trẻ thừa natri cũng sẽ mệt mỏi, khát nước, dễ gây bệnh cao huyết áp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Loại nước mẹ tuyệt đối không dùng để pha sữa công thức tránh gây hại cho con

Nước chưa đun sôi

Nước chưa đun sôi vẫn còn chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng trong đó. Do đó mẹ tuyệt đối không dùng nước này để pha sữa cho con bởi sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non trẻ của bé, khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy hay gặp các bệnh khác.

Loại nước thích hợp nhất để pha sữa công thức cho trẻ là nước đun sôi để nguội. Quá trình đun sôi sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong nước, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nước rau luộc/nước hoa quả

Nước luộc rau và nước hoa quả đúng là có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với nước lọc đun sôi nhưng nó lại không phải loại nước thích hợp để pha sữa cho trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ có biểu hiện tím tái, ngạt thở sau khi uống sữa được pha bằng nước luộc rau.

Loại nước mẹ tuyệt đối không dùng để pha sữa công thức tránh gây hại cho con

Trong khi đó, nước trái cây chứa nhiều vitamin C và axit hữu cơ sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Nước đun sôi quá 24h

Nước đun sôi để lâu sẽ sản sinh ra nhiều nitrit. Với lượng lớn vào cơ thể nó sẽ oxy hóa hemoglobin, khiến bé xanh xao. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nitrit cũng gây hại cho dạ dày, đường ruột. Vì thế mẹ không dùng nước đun sôi quá 24h để pha sữa công thức cho con nhé.

Theo Phunutoday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 gam màu hot trend mùa thu, nàng sang chảnh như mặc đồ hiệu