7 dấu hiệu chứng tỏ con bạn có EQ cực cao

2021-04-22 19:00
- Một số nghiên cứu cho thấy trẻ có chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) cao thường học tập tích cực hơn, có các mối quan hệ tốt hơn và đạt điểm cao hơn.

Khi trưởng thành, người có EQ cao hơn thường có các mối quan hệ chất lượng hơn, sức khỏe tinh thần được cải thiện và cảm nhận tích cực hơn về công việc.  

Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba cho biết: "EQ không phải là thiên bẩm mà là một kỹ năng mà cha mẹ có thể dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ."  

Trẻ cần có một môi trường để trẻ cảm thấy thoải mái khi thể hiện thế giới nội tâm. Cha mẹ làm gương cho trẻ và khuyến khích trí tuệ cảm xúc sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này.  

Dưới đây là 7 thói quen của những đứa trẻ có EQ cao.  

1. Trẻ dùng vốn từ để xác định cảm xúc  

Những đứa trẻ có EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và gọi tên cảm xúc bằng ngôn từ, không chỉ bằng "tốt" hay "xấu".  

Ví dụ trẻ biết miêu tả tâm trạng của mình như "Con rất buồn vì không được đi chơi với bạn bè", "Con rất phấn khích khi có xe đạp mới", "Con rất giận cô giáo của con" hoặc "Con thấy sợ khi bố đi làm đêm không về".  

2. Trẻ nhận ra cảm xúc của người khác  

Những đứa trẻ EQ cao cũng giỏi nhận biết cảm xúc của người khác.  

Trẻ có thể cảm nhận chính xác tâm trạng của người khác từ những tín hiệu phi ngôn ngữ.  

Trước khi bạn có thể cảm thông, bạn cần có khả năng đọc tâm trạng của người khác.  

Ví dụ "cô ấy đang cười - chắc cô ấy đang vui", "cơ thể cô ấy đang sụp xuống - có lẽ cô ấy mệt mỏi" hoặc "anh ấy đang khóc, có lẽ tôi nên giúp anh ấy"... Khi đó bạn mới có thể giúp điều chỉnh cảm xúc của người khác.  

3. Trẻ nhìn nhận từ góc độ của người khác  

Trẻ EQ cao có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thấu hiểu cảm xúc của người khác và nhìn nhận từ góc nhìn của người khác.  

Borba cho biết: "Làm chủ góc nhìn quan điểm là một phần quan trọng trong việc tạo ra một kết nối sâu sắc và quan tâm với những người khác.  

“Đó cũng là một thói quen mà trẻ em cần có trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - từ việc xử lý tranh chấp ở sân chơi hiện tại cho đến làm chủ các cuộc tranh luận ở phòng họp trong tương lai".  

"Khi trẻ em có thể hiểu được quan điểm của người khác, chúng có nhiều khả năng đồng cảm hơn, xử lý xung đột một cách hòa bình, ít phán xét hơn, coi trọng sự khác biệt, lên tiếng cho nạn nhân và biết giúp đỡ, an ủi và hỗ trợ người khác hơn" Borba nói thêm.  

4. Nhanh chóng giúp đỡ người khác    

Trẻ EQ cao thường biết suy nghĩ cho người khác hơn và tìm cách giúp đỡ trong khả năng, ví dụ giúp việc nhà cho mẹ, làm bạn với một học sinh mới hay làm tình nguyện vào cuối tuần.  

Trẻ tập trung vào "chúng ta" nhiều hơn là "tôi".  

5. Trẻ dùng giải pháp để quản lý cảm xúc  

Ngay cả người lớn cũng gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi có những tình huống căng thẳng, khó chịu hoặc bực bội.  

Trẻ EQ cao có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách hiệu quả hơn để không mất kiểm soát.  

Nhà giáo dục Maureen Healy, người sáng lập Growing Happy Kids và tác giả cuốn The Emotionally Healthy Child (Tạm dịch: Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc) cho biết:  

"Trẻ em ban đầu thường có mức độ phản ứng cao, nhưng với sự hướng dẫn, chỉ dẫn và thực hành, trẻ bắt đầu sử dụng các giải pháp điều chỉnh cảm xúc tích cực.  

Một số giải pháp đó là hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc học cách nói "Tôi cần tạm nghỉ" thay vì la hét hoặc tức giận".  

Trẻ EQ cao cũng thường ít phản ứng và bốc đồng hơn bạn bè đồng trang lứa. Trẻ có khả năng dừng lại trước khi hành động theo cảm xúc.  

"Trẻ có thể nhận ra cảm xúc của mình - vui, buồn, tức giận, sợ hãi, xấu hổ - và hiểu mình cần gì trong lúc đó. Khi đó, trẻ hành động xuất phát từ sự thấu hiểu cảm xúc thay vì dựa trên sự bốc đồng nhất thời", nhà  tâm lý học trẻ em Dustin Plattner cho biết.  

6. Trẻ cảm thấy thoải mái khi nói 'không' với bạn bè  

Trẻ EQ cao có năng lực thiết lập và duy trì giới hạn cá nhận tốt hơn.  

Ví dụ, nếu không muốn ẩu đả với bạn, trẻ sẽ nói ra và bày tỏ mong muốn một cách kiên quyết nhưng tử tế.  

"Thông thường, những đứa trẻ EQ cao có thể duy trì giới hạn hợp lý, thể hiện sự tôn trọng với người khác một cách thích hợp, quyết đoán và lắng nghe cảm xúc của người khác", nhà trị liệu tâm lý Brandon Jones nói.  

7. Trẻ thực hành lòng biết ơn  

Trẻ EQ cao học cách biết ơn những gì mình có. Trẻ không chỉ nói cảm ơn chỉ vì lịch sự mà sẽ nói cụ thể rằng mình biết ơn điều gì và vì sao.  

Nhiều gia đình thực hành lòng biết ơn vào bữa tối. Mọi người sẽ cùng chia sẻ một điều mà họ trân trọng trong ngày, ví dụ như món ăn trong bữa trưa hoặc việc được vuốt ve chú chó cưng nhà hàng xóm.  

Theo giadinhmoi.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Em, người đã từng thích anh nhiều như thế, thật sự phải đi rồi