Lưu ý hàng đầu cho cha mẹ khi tiêm vắc xin cho trẻ có bệnh nền

Loan Mạc 2021-10-25 08:15
- Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ là một bước để chúng ta tiến gần hơn đến việc đạt được miễn dịch cộng đồng và trở lại cuộc sống bình thường. Chừng nào còn một bộ phận đáng kể dân số không được miễn dịch, sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, sẽ tiếp tục lây truyền và phân đoạn dân số đó sẽ dễ bị nhiễm bệnh. TP.HCM đã lên kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, dự kiến từ ngày 22/10. Mũi 1 sẽ được thực hiện trong 5 ngày, mũi 2 tiêm trong 15 ngày sau khi đủ thời gian tiêm mũi 1 theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tại sao ưu tiên tiêm vắc xin cho trẻ bệnh nền và béo phì?

Các chuyên gia dịch tễ cho biết, nếu người lớn, nhất là nhóm nguy cơ cao trong gia đình đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 thì trẻ em cũng cần tiêm phòng. Khoảng 10% trẻ Covid-19 tại TP.HCM cần thở ôxy và đến khoa hồi sức cấp cứu. Trẻ mắc các bệnh cơ bản như suy thận, hen suyễn, béo phì… thường có nguy cơ nguy kịch, và tử vong cao hơn. Theo báo cáo khảo sát của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tỷ lệ béo phì của trẻ em khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh đã vượt 50%. Tại Hà Nội, con số tương ứng là 41%. Vì vậy, trong bối cảnh khan hiếm vắc xin Covid-19 như hiện nay, trẻ béo phì, suy thận, suy gan, ung thư, hen suyễn… là nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin để tránh tử vong.

Lưu ý hàng đầu cho cha mẹ khi tiêm vắc xin cho trẻ có bệnh nền

Lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho trẻ em mắc bệnh nền?

Trước khi tiêm chủng, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ ký vào đơn đồng ý nhận vắc xin Covid-19. Cha mẹ phải hiểu rõ tiền sử tiêm phòng và tiền sử dị ứng của trẻ, đồng thời đưa ra các tầm soát chính xác cho bác sĩ.

Trẻ cần được khám sàng lọc theo hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19 và các trường hợp chống chỉ định hoặc trường hợp chậm tiêm được phát hiện kịp thời. Sau đó, nhân viên y tế thông báo cụ thể cho trẻ về hiệu quả, liều lượng tiêm vắc xin Covid-19.

Lưu ý hàng đầu cho cha mẹ khi tiêm vắc xin cho trẻ có bệnh nền

Sau khi tiêm, trẻ được quan sát tại chỗ trong 30 phút. Tất cả các điểm tiêm đều có đội cấp cứu xử lý tai biến sau tiêm để ứng phó khi có sự cố. Nếu quá lo lắng về những biến chứng có thể xảy ra của trẻ, hoặc trẻ có tiền sử bệnh, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện có tổ chức tiêm chủng.

Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ tiêm như sưng tấy, sốt, mẩn đỏ, đau tại chỗ tiêm,  người nhà có thể cho uống thuốc giảm đau, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Phản ứng sau khi tiêm vắc xin cũng tương tự như đối với các vắc xin chủng ngừa trước đó trẻ đã tiêm.

Loan Mạc (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Noel Hà Nội đi đâu chơi cho đúng điệu?