Chuột rút ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tại nhà
Tin liên quan
Chuột rút là gì?
Chuột rút đa số xảy ra ở hai chân, là những cơn đau dữ dội, đột ngột, thậm chí nó có thể khiến chân bạn bị co thắt không thể kiểm soát. Mặc dù thông thường chứng chuột rút là vô hại nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.
Chuột rút ở chân kéo dài từ vài giây đến vài phút và tuổi tác càng cao thì càng có nguy cơ (nguyên nhân là do gân của bạn bị ngắn lại khi già đi). Có khoảng 60% người lớn bị chuột rút vào ban đêm, trong khi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên chiếm khoảng 40%.
Nguyên nhân và triệu chứng gây chuột rút ở chân
Nguyên nhân chuột rút
Một số trường hợp bị chuột rút mà không có lý do rõ ràng, bên cạnh đó thì nguyên nhân chuột rút ở chân có thể là: tổn thương dây thần kinh, bắp chân không nhận đủ máu, tập thể dục hay vận động cường độ cao, ngồi lâu, các tư thế sinh hoạt không phù hợp…
Ngoài ra, còn có một loại chuột rút “thứ cấp”. Đây là tín hiệu báo động của bệnh tật như: Xơ cứng/teo cơ, suy tim sung huyết, tiểu đường, xơ gan, suy thận, hạ kali máu, hội chứng bàn chân bẹt, bệnh Parkinson, viêm xương khớp, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh động mạch ngoại vi…
Triệu chứng khi bị chuột rút
Đa số chuột rút xảy ra đột ngột, ít có dấu hiệu cảnh báo nhưng bạn có thể xem xét yếu tố nguy cơ của mình để chủ động phòng ngừa và có biện pháp xử lý.
Khi bị chuột rút, bạn sẽ có cảm giác cơ bắp bị siết lại giống như hình thành một nút thắt. Nó gây đau đớn, khó chịu và thậm chí rất dữ dội. Ngay cả khi cơn chuột rút đã qua nhưng khu vực cơ bắp vẫn có thể tiếp tục bị đau trong nhiều giờ.
Một số mẹo giúp giảm cơn đau chuột rút tức thời
Mặc dù không thể phán đoán khi nào xảy ra chuột rút ở chân nhưng bạn vẫn có thể “bỏ túi” vài mẹo nhỏ sau đây để giảm khó chịu do đau đớn.
- Duỗi chân thẳng, dùng tay kéo các ngón chân về phía ống chân nhằm giúp các cơ được kéo căng. Nếu chuột rút ở đùi, bạn có thể kéo bàn chân ngược về sau phía mông của bạn. Tư thế này cần có vật cố định để bám ở trước giúp giữ vững cơ thể.
- Bạn cũng có thể dùng tay hoặc con lăn chuyên dụng để xoa bóp vùng cơ bị đau. Nếu bị chuột rút ở bàn chân, hãy đứng dậy và nhấn bàn chân đó xuống sàn.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng giúp giảm đau do chuột rút. Ngoài ra, nếu bạn dùng thuốc giảm đau cần có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chuột rút tuy không thể biết được lúc nào xảy ra nhưng để phòng ngừa tốt hơn, bạn nên có chế độ vận động phù hợp mỗi ngày giúp cơ bắp thư giãn và dẻo dai. Ngồi tối đa 1 giờ nên đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một số động tác co duỗi cơ thể.
Kịp thời đến bệnh viện kiểm tra nếu kèm theo đó là những dấu hiệu bất thường khác để sớm biết bệnh tật, điều trị hiệu quả.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về chứng chuột rút ở chân, có biện pháp xử lý và phòng ngừa tích cực.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất