5 thủ phạm chính gây chuột rút trong thai kỳ, không phải chỉ do thiếu canxi như chị em vẫn nghĩ đâu nhé!
Tin liên quan
Vượt qua những trận nôn mửa trong tam cá nguyệt đầu tiên thì nhiều mẹ bầu lại phải đối mặt với những lần bị chuột rút đau điếng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Chuột rút khiến người mẹ bị đau đớn, ngủ không ngon. Tại sao mẹ bầu dễ bị chuột rút ở chân khi mang thai? 5 thủ phạm lý do chính bạn cần phải biết.
Thiếu canxi ở mẹ bầu
Sau khi mang thai, nhu cần canxi tăng lên để hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Lượng canxi và vitamin D trong thức ăn của mẹ bầu không đủ sẽ gây kích thích cơ và dây thần kinh, gây chuột rút vào ban đêm.
Bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
Nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ rằng mang thai có nghĩa là họ phải ăn cho 2 người. Bổ sung quá nhiều dinh dưỡng dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa có tính axit, rối loạn điện giải gây ra chuột rút ở chân.
Đứng quá lâu
Một số mẹ bầu vẫn làm việc vất vả trong suốt thai kỳ. Đứng quá lâu khiến bắp chân họ phải hoạt động quá mức dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa axit tại chỗ, sẽ gây co cứng cơ.
Tư thế ngủ không phù hợp
Nếu mẹ bầu có tư thế ngủ không phù hợp, nằm ngửa lâu hoặc nằm sấp trong thời gian dài có thể gây co cơ, gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.
Thời tiết lạnh
Thời tiết lúc ấm lúc lạnh, nếu mẹ bầu không giữ ấm cho đôi chân, hoặc nằm điều hòa quá lạnh vào ban đêm sẽ dễ khiến cơ bắp chân bị nhiễm lạnh và gây co cứng cơ.
Cách giảm đau khi bị chuột rút
Động tác giảm đau tốt nhất: Khi bị chuột rút, mẹ bầu có thể đưa các ngón chân hướng lên trên. Hướng các ngón chân lên có thể giúp giảm chứng chuột rút ở chân hiệu quả.
Bà bầu bị chuột rút có phải do thiếu canxi?
Thiếu canxi ở mẹ bầu sẽ gây ra hiện tượng chuột rút ở chân. Vì lượng canxi ở mẹ bầu có thể giúp kiểm soát sự co cơ. Khi cơ thể bị thiếu canxi, lượng canxi trong máu của cơ thể mẹ bầu sẽ giảm xuống, cơ bắp chân dễ bị kích thích gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.
Nếu bị chuột rút ở chân do thiêú canxi, mẹ bầu nên ăn các món này
Tôm
Các mẹ bầu cần biết tôm là thực phẩm giàu đạm, ít chất béo điển hình. Mỗi 100g tôm chỉ chứa 48 calo. Ăn tôm khi mang thai, mẹ bầu không lo tăng cân lại có thể bổ sung canxi hiệu quả. Có người nói rằng ăn vỏ tôm giúp bổ sung canxi.
Nhưng kỳ thực canxi trong vỏ tôm là loại canxi khó hấp thụ. Tôm cũng chứa vitamin D đứng đầu trong các loại hải sản, cứ 100gr tôm có tới 146 miligam canxi, 123 microgam vitamin D. Nếu mẹ bầu thích ăn tôm và có điều kiện thì có thể ăn một ít tôm mỗi ngày.
Nhưng bạn cần lưu ý không nên ăn tôm cùng hoa quả, nhất là các loại quả giàu tanin như nho, lựu, táo gai, hồng. Do axit tannic trong trái cây kết hợp với các ion canxi tạo thành một tổ hợp không hòa tan, kích thích ruột và dạ dày, gây khó chịu cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành
Hàm lượng canxi trong 100 gam đậu phụ có thể lên tới 164 mg. Bạn nên ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành để bổ sung canxi cho cơ thể.
Sữa
Uống sữa có thể bổ sung canxi và sữa là một trong những thực phẩm giàu canxi nhất. Ngoài canxi, sữa cũng rất giàu khoáng chất, canxi, phốt pho và sắt. Bạn nên uống sữa vào buổi sáng, ăn kèm với bánh mì và các thực phẩm khác. Mẹ bầu cũng nên uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ để cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ, đồng thời bổ sung canxi hiệu quả.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất