Phát ban dạng sởi ở trẻ: Mùa đông chớ lơ là
2014-11-12 14:56
- Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Xanh Pôn, đa số trẻ sốt phát ban nghi sởi nhập viện trong thời gian qua đều dưới 9 tháng tuổi, chưa đến độ tuổi tiêm chủng sởi.
Tin liên quan
Trong những ngày vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã có một số trẻ nhỏ nhập viện với triệu chứng sốt phát ban nghi sởi. Đa số trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu, chảy nước mũi...
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tại Bệnh viện này có 13 trẻ bị sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Tuy nhiên, đa số trẻ nhập viện ở độ tuổi dưới 9 tháng tuổi, không trong độ tuổi tiêm chủng. Các trẻ nhập viện nằm rải rác ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố, không tập trung ở một khu dân cư nhất định nào.
Xác minh với phóng viên về sự việc này, Ths-BS Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, thông tin một số trẻ nhập viện do sốt phát ban nghi sởi là có thật. Hiện nay, tại khoa vẫn còn 6 – 7 trường hợp đang bị sốt phát ban dạng sởi.
Bác sĩ Thường đang khám cho 1 trường hợp sốt phát ban dạng sởi.
Tuy nhiên, Ths. Thường cũng cho biết, hiện bệnh viện chưa có kết quả xét nghiệm xem có dương tính với sởi không nhưng bệnh viện đang điều trị theo phác đồ phát ban dạng sởi.
Theo bác sĩ Thường, trong giai đoạn chuyển mùa, những bệnh nhân mắc bệnh do virus có xu hướng tăng lên, đặc biệt là bệnh nhân sởi. Với đặc điểm dịch tễ bệnh xảy ra nhiều ở mùa đông – xuân nên các bậc cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho con trong thời điểm này.
"Để đề phòng bệnh sởi, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh sởi như sốt, ban đỏ lan dần từ mặt xuống người… thì phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Sởi tuy là bệnh lành tính những cũng có những biến chứng nguy hiểm như: tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong...", bác sĩ Thường khuyến cáo.
Về cách phân biệt, phát ban không phải do sởi là ban đỏ nhỏ, mịn và sáng, nổi khắp cơ thể, sau khi hết không để lại sẹo hoặc vết thâm. Còn phát ban do sởi sẽ mọc ở sau tai đến mặt xuống bên dưới và sau đó là toàn thân, ban do sởi nổi gồ lên mặt da, khi bay để lại vết thâm
Tiêm vắc xin sởi là quan trọng nhất
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng chống bệnh sởi, cách tốt nhất là các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Gần như các trẻ chưa có miễn dịch với sởi mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Và trẻ bị nhiễm vi rút sởi gần như 100% có biểu hiện bệnh lý. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài tạo thuận lợi cho việc bùng phát dịch sởi, nhất là ở những trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi mũi 1.
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi hoặc do bội nhiễm sau sởi (thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch, hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai). Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Cũng trong cùng diễn biến, ngay sau khi nhận được thông tin trẻ nhập viện do sốt phát ban nghi sởi tại Bệnh viện Xanh Pôn, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường phòng chống dịch sởi. Sở yêu cầu Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện việc cấp cứu, điều trị tối ưu cho các trẻ bị sốt phát ban nghi sởi, chủ động phòng chống lây nhiễm chéo.
Đồng thời, Trung tâm y tế các quận, huyện cần chủ động giám sát ca bệnh tại cộng đồng; các bệnh viện được phân cấp và trường học cần khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lan rộng.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tại Bệnh viện này có 13 trẻ bị sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Tuy nhiên, đa số trẻ nhập viện ở độ tuổi dưới 9 tháng tuổi, không trong độ tuổi tiêm chủng. Các trẻ nhập viện nằm rải rác ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố, không tập trung ở một khu dân cư nhất định nào.
Xác minh với phóng viên về sự việc này, Ths-BS Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, thông tin một số trẻ nhập viện do sốt phát ban nghi sởi là có thật. Hiện nay, tại khoa vẫn còn 6 – 7 trường hợp đang bị sốt phát ban dạng sởi.
Bác sĩ Thường đang khám cho 1 trường hợp sốt phát ban dạng sởi.
Tuy nhiên, Ths. Thường cũng cho biết, hiện bệnh viện chưa có kết quả xét nghiệm xem có dương tính với sởi không nhưng bệnh viện đang điều trị theo phác đồ phát ban dạng sởi.
Theo bác sĩ Thường, trong giai đoạn chuyển mùa, những bệnh nhân mắc bệnh do virus có xu hướng tăng lên, đặc biệt là bệnh nhân sởi. Với đặc điểm dịch tễ bệnh xảy ra nhiều ở mùa đông – xuân nên các bậc cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho con trong thời điểm này.
"Để đề phòng bệnh sởi, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh sởi như sốt, ban đỏ lan dần từ mặt xuống người… thì phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Sởi tuy là bệnh lành tính những cũng có những biến chứng nguy hiểm như: tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong...", bác sĩ Thường khuyến cáo.
Về cách phân biệt, phát ban không phải do sởi là ban đỏ nhỏ, mịn và sáng, nổi khắp cơ thể, sau khi hết không để lại sẹo hoặc vết thâm. Còn phát ban do sởi sẽ mọc ở sau tai đến mặt xuống bên dưới và sau đó là toàn thân, ban do sởi nổi gồ lên mặt da, khi bay để lại vết thâm
Tiêm vắc xin sởi là quan trọng nhất
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng chống bệnh sởi, cách tốt nhất là các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Gần như các trẻ chưa có miễn dịch với sởi mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Và trẻ bị nhiễm vi rút sởi gần như 100% có biểu hiện bệnh lý. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài tạo thuận lợi cho việc bùng phát dịch sởi, nhất là ở những trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi mũi 1.
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi hoặc do bội nhiễm sau sởi (thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch, hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai). Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Cũng trong cùng diễn biến, ngay sau khi nhận được thông tin trẻ nhập viện do sốt phát ban nghi sởi tại Bệnh viện Xanh Pôn, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường phòng chống dịch sởi. Sở yêu cầu Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện việc cấp cứu, điều trị tối ưu cho các trẻ bị sốt phát ban nghi sởi, chủ động phòng chống lây nhiễm chéo.
Đồng thời, Trung tâm y tế các quận, huyện cần chủ động giám sát ca bệnh tại cộng đồng; các bệnh viện được phân cấp và trường học cần khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lan rộng.
Đức Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những cặp đôi Cbiz từng hẹn hò nhưng ít người biết: Lưu Thi Thi có đoạn tình cảm với tài tử này!