Bố mẹ kém vệ sinh, cho trẻ ăn đồ chưa nấu kỹ có ngày hối hận vì khiến con mắc căn bệnh đáng sợ này

2017-11-21 18:30
- Nhiễm khuẩn đường ruột là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây.

Hệ tiêu hoá những năm đầu đời của các thiên thần nhỏ còn quá non yếu nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi-rút gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Hai thủ phạm chính gây nên căn bệnh này ở trẻ sơ sinh là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn E.coli.

Con đường lây nhiễm chính là do các bé tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, chứa vi khuẩn như động vật, cho bé ăn thực phẩm bị nhiễm độc do chưa được nấu chín để lâu bên ngoài, không được hâm nóng lại, hoặc đưa bé đi du lịch và sinh sống ở nơi đông đúc.

Mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

– Con yêu quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.

– Bé bị đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.

– Tuỳ theo thể trạng từng bé, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày hay cũng có thể từ 1 đến 10 ngày.

Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiễm trùng đường ruột như thế nào?

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

PV (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ càng mạnh mẽ càng đáng thương