Bác sĩ cảnh báo nguy cơ thai phụ sảy thai nhiều lần nếu không phát hiện sớm căn bệnh 'giấu mặt' này

Ngọc Minh 2017-07-15 06:46
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tuyến giáp của mẹ. Nếu người mẹ đó tuyến giáp có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi.

Dễ bị sảy thai

Trong 3 năm, 4 lần mang thai và cả 4 lần đều sảy thai, chị Hoàng My (sinh năm 1987, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh) đã phải trải qua những nỗi đau tới cùng cực. Những lời dèm pha từ miệng lưỡi của thế gian khiến cho chị My gần như suy sụp. Sau 2 lần sảy thai đầu, chị My đã đi khám sức khỏe tổng quát sức khỏe hoàn toàn bình thường. Lần sảy thai thứ 4, chị My được bác sĩ thông báo nguyên nhân liên tiếp gây ra sảy thai là do bệnh cường giáp thai kỳ.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện sức khỏe sinh sản và gia đình cho hay, bệnh cường giáp là bệnh của tuyến giáp hay còn gọi là bệnh bướu cổ. Khi đó, tuyến giáp tiết ra nội tiết tố một cách bất thường gây ra những rối loạn làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cường giáp là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ, người mắc bệnh không chỉ bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản (khó có con), giảm khả năng tình dục và sức khỏe chung cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sảy thai liên tiếp, dễ sinh non do mắc bệnh tuyến giáp

Phụ nữ dễ bi sảy thai do mắc bệnh tuyến giáp.

Phụ nữ dễ bị mắc cường giáp thai kỳ, do trong quá trình mang thai cơ thể sản phụ sẽ sản sinh ra hai loại hóc môn βhCG và estrogen. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hóc môn βhCG có thể làm giảm hóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) hay còn gọi là cường giáp lâm sàng.

3 tháng đầu nguy hiểm

Những rối loạn sản sinh tuyến giáp của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì khoảng thời gian này đứa trẻ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Qua 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể thai nhi sẽ tự sản xuất được hóc môn tuyến giáp. Người mẹ mang thai bị cường giáp không được điều trị sớm có nguy cơ gặp phải những biến chứng sảy thai sớm, thai nhi nhẹ cân, tăng nhịp tim thai nhi, thai nhi nhiễm độc thai nghén, sản giật.

“Cường giáp thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát dễ dẫn tới đưa trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển, sinh non, thai chết lưu. Người phụ nữ mang thai bị Basedow phải định lượng TSI ở 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp sẽ phải có sự kết hợp theo dõi chặt chẽ của bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết. Nếu bệnh chỉ ở mức tăng hóc môn nhẹ sẽ được theo dõi chưa cần phải điều trị. Trong trường hợp nặng sản phụ sẽ được bác sĩ  kê thuốc điều trị tránh gây suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ. Các loại thuốc trong quá trình điều trị sẽ không làm ảnh hưởng tới em bé”, PGS.TS Đức nói.

Theo các bác sĩ nội tiết, có những trường hợp kháng thuốc điều trị thì bác sĩ sẽ phải cân nhắc tới việc phẫu thuật. Khi phẫu thuật tuyến giáp cân phải cân nhắc tới nguy cơ gây mê.

PGS.TS Đức cho biết, cường giáp thai kỳ rất khó phát hiện vì các triệu chứng không rõ ràng như vã mồ hôi, da nóng ẩm, sợ nóng…. dễ bị nhầm với triệu chứng thai nghén. Phụ nữ khi mang thai thấy tuyến giáp to hơn bình thường thì nên đi khám sớm để tránh nguy cơ bị sảy thai. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho sản phụ.

Đối với các trường hợp trong gia đình có người từng bị vấn đề về tuyến giáp, được chẩn đoán bệnh Basedow, suy giáp bướu cổ… Trước khi mang thai nên đi kiểm tra tuyến giáp ở chuyên khoa nội tiết.

 

Cường giáp thai kỳ do bệnh Basedow chiếm tới(80-85%), tỷ lệ gặp 1/1500 phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, một vài trường hợp hCG (Human Chorionic Gonadotropin – đây là một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai) tăng quá cao cũng gây triệu chứng cường giáp. Bệnh có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó.

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Xót xa trước tâm nguyện và hoàn cảnh khó khăn của quân nhân Trần Đức Đô còn dang dở