Đi biển ngày nghỉ lễ, nếu nhìn thấy dấu hiệu này phải lên bờ ngay kẻo nguy hiểm tính mạng
Tin liên quan
Quan sát, đề phòng dòng chảy xa bờ, xoáy nước
Hãy dành khoảng 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ.
Dòng chảy xa bờ được ví như dòng sông nhỏ, hình thành khi nước biển đưa liên tục vào bờ, tập hợp thành 1 dòng chảy thẳng ra biển. Và đương nhiên, nó cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ.
Khởi động làm ấm cơ thể
Đây được cho là nguyên tắc đầu tiên trong những quy tắc cần tuân thủ bởi các động tác thể dục, chạy bộ 1 quãng... sẽ giúp bạn tránh tình trạng chuột rút khi ngâm mình dưới dòng nước.
Bạn không nên vận động quá sức và xuống nước từ từ, tuyệt đối không vội lao mình xuống nước bởi cơ thể cần thời gian thích nghi do nhiệt độ môi trường trên cạn và ở nước có sự chênh lệch.
Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau
Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh; Thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy; Bị chuột rút, rối loạn thị giác; Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh hoặc giấm xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.
Dấu hiệu phải đề phòng
Dòng chảy xa bờ (rip current) luôn được xem là “tử thần giấu mặt” của biển cả. Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường phẳng lặng, ít sóng nên nhiều người tưởng rằng đó là nơi an toàn và di chuyển tới đó. Thế nhưng, khi chẳng may bơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta có thể ngay lập tức bị nước cuốn trôi ra xa. Dòng chảy xa bờ được xem là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp chết đuối khi tắm biển
Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình của dòng chảy xa bờ có thể thay đổi từ 0,5 m đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Tuy nhiên, do dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng 1 – 3m nên nhiều người bơi thành thạo có thể dễ dàng thoát ra bằng cách bơi vuông góc với dòng chảy và song song với bờ biển.
Dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước, chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ.
Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:
- Bình tĩnh, không hoảng loạn.
- Tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.
- Đối với người bơi giỏi. Nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
- Đối với người bơi yếu
+ Bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển / đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức.
+ Nếu đòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ. Một lần nữa, nếu thấy không thể chạm bờ biển / đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức.
- Nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn, cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
- Cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất