Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

MIN 2023-01-06 13:39
- Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng cỗ chay hay mặn, mâm cỗ cúng cần những gì là vấn đề nhiều người chưa rõ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong phong tục này chính là lòng thành của gia chủ.

Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam, hàng năm, lễ cúng ông Công ông Táo được mỗi gia đình sửa soạn vào dịp 23 tháng Chạp. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu? Đặt dưới bếp hay trên nhà? Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì? Cùng Emdep tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

Phong tục cúng ông Công ông Táo

Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ 3 vị thần trong Lão giáo của Trung Quốc là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Tín ngưỡng này đã được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” gồm thần Đất, thần Nhà và thần Bếp, được người dân Việt Nam gọi quen là ông Công ông Táo

Theo quan niệm từ xa xưa của người Việt, ông Công ông Táo là hai vị thần bảo hộ gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ về chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm qua. Mỗi gia đình đều sẽ biện lễ vật dâng lên hai vị thay cho lời cảm tạ và mong ông Công ông Táo nói tốt với Ngọc Hoàng, đại xá cho những điều không nên không phải của gia chủ. 

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Nhiều người quan niệm rằng, ông Công là thần thổ Công nên sẽ cúng ở bàn thờ chính trong nhà, ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc nên sẽ tiến hành cúng ông Táo dưới bếp.

Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào về lễ nghi, tín ngưỡng quy định rõ ràng về việc cúng ông Công ông Táo ở đâu và cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Mặt khác, đại đa số người Việt Nam cho rằng việc cúng bái là việc tâm linh, lễ cúng nên được đặt ở những nơi trang trọng. Một số gia đình có bàn thờ ông Táo riêng để lễ cúng thêm trang nghiêm, ý nghĩa

Theo nhiều chuyên gia và những người nghiên cứu văn hóa, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì có thể đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không đặt trong nhà bếp. 

Chúng ta thấy rằng, việc cúng ông Công ông Táo ở đâu còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Thế nhưng, dù gia chủ có đặt mâm cỗ cúng ở đâu, trên ban thờ thần linh, ban thờ gia tiên hay dưới bếp thì cũng cần có sự trang trọng và quan trọng nhất là lòng thành.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

Như đã nói ở trên, Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Theo những ghi chép còn lưu lại, ba vị thần Táo có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia đình mà mình cai quản.

Và để thể hiện tâm ý của gia chủ cũng như mong ông Công ông Táo sẽ nói lời hay ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm, mỗi gia đình đều sắm sửa lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời

Ngày nay, do nhiều yếu tố khách quan mà các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trước. Vậy cúng ông công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Về vấn đề này, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào tùy thuộc vào từng gia đình sắp xếp. Có thể thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn ngày 23 tháng Chạp vì mỗi năm chỉ có 1 ngày để Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó, các Táo phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.

Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều, Táo nào nên muộn thì sẽ không được tham gia. Đó là lí do tại sao các gia đình không nên cúng ông công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Nhiều người vẫn băn khoăn về việc cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Cúng ông Công ông Táo bằng cỗ chay hay cỗ mặn? Món ăn và lễ vật nào bắt buộc phải có?

Cúng ông Công ông Táo bằng cô chay hay cỗ mặn?

Theo nhà nghiên cứu Văn hóa Hoàng Công, ông cho rằng “Trong suốt chiều dài lịch sử, người Việt bị ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông và Trung Quốc nhưng lại có những bản sắc rất riêng của văn hóa tín ngưỡng bản địa. Những nghi thức cúng tế được pha trộn bởi tinh thần của cả Nho giáo, Lão giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên, các tín ngưỡng tự nhiên khác và mang đậm dấu ấn vùng miền”. 

Cũng bởi ảnh hưởng từ nghi thức này nên nhiều gia đình chọn “cúng mặn” và đốt vàng mã. Tuy nhiên, gia đình nào theo đạo Phật thì cũng có thể làm mâm cỗ chay dâng lên bàn thờ cúng ông Công ông Táo về chầu trời. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần có những gì?

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, thông thường, người ta sẽ chuẩn bị mũ Táo quân gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ cho ông cần 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • 1 địa thịt luộc
  • 1 bát canh mọc
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm chè sen, 3 chén rượu
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Giấy tiền, vàng mã

Ngoài ra, cá chép cũng là lễ vật không thể thiếu vì người ta quan niệm ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời. Nhiều gia đình thay cá chép sống bằng món xôi gấc tạo hình cá chép, có địa phương dùng cá chép giấy…

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trên đây chỉ là gợi ý, mỗi gia đình có thể tùy biến theo cách riêng để phù hợp với điều kiện, quan niệm của gia đình mình. 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng cỗ chay hay cỗ mặn không quan trọng bằng việc gia chủ thành tâm, sửa soạn lễ cúng trang trọng, chu đáo dâng lên các vị thần.

Bài cúng ông Công ông Táo 2022

Bên cạnh việc chuẩn bị các lễ vật bày biện lên mâm cỗ thì các gia đình cũng cần có bài cúng ông Công ông Táo bài bản, trang trọng. 

Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Tín chủ con là:..... Ngụ tại…

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua của gia chủ chúng con. Xin tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành

Chúng con lễ mọn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật"

Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Từ A - Z về phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt

Bài cúng ông Công ông Táo của Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh

"Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế

Kính lạy Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng, Trung đàm thần tướng thiên thiên binh, Hạ đàm thần tướng thiên nhiên mã. 

Kính lạy Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công, Táo quân, Thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…. là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ. Tín chủ con là…… Quê quán ngụ tại….

Với lòng thành kính, con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần tướng, Thiên Tướng, Thiên binh, Thiên mã cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ công Táo quân về trời

Kính lạy Thổ thần Thổ địa, Thổ công Táo quân, Thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua, nhờ ân phúc của các ngài, chúng con được mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi điều may mắn. Nay con sửa lễ vật, thành tâm tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế cùng chư vị thần thiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con. Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

Con xin đa tạ

Con xin đa tạ

Con xin đa tạ!"

(Chú ý:

  • Sau khi cúng ông Công ông Táo xong thì lại kính lễ 9 lần
  • Lễ xong, đi lùi 3 bước mới được quay lưng đi
  • Chờ nhanh cháy 1/3  có thể mang vàng mã đi hóa cho các vị thần, hóa xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch rồi mang cá và tro đi thả xuống sông, suối, hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả cá ở nơi ao tù nước đọng)


Với những thông tin tổng hợp về lễ cúng ông Công ông Táo trên đây, bạn đã biết cúng ông Công ông Táo ở đâu rồi chứ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Emdep. Chúc bạn tìm thấy những thông tin tham khảo hữu ích!

MIN (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹo khắc phục điều hoà chảy nước gây nấm mốc khó chịu