Nhà chồng mỗi năm có 7749 đám giỗ, nàng dâu khóc ròng vì áp lực

Anh Chi 2023-06-04 11:16
- Nhà chồng có quá nhiều giỗ chạp khiến nàng dâu mệt mỏi, áp lực vì liên tục phải nghỉ việc để đi làm giỗ.

Làm dâu không phải là trải nghiệm đơn giản, dễ dàng với bất cứ người phụ nữ nào. Đa phần mọi người đều mất thời gian để thích nghi với thói quen, cách sống bên gia đình chồng. Nàng dâu trong câu chuyện dưới đây cũng khóc ròng vì áp lực phải đến dự 7749 đám giỗ nhà chồng mỗi năm.

Nhà chồng mỗi năm có 7749 đám giỗ, nàng dâu khóc ròng vì áp lực

Mới đây, trên một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện mẹ chồng - nàng dâu, một người tên V. kể lại chuyện riêng. Được biết, V. làm dâu trong một gia đình đông họ hàng, anh em. Vì từ bé đến lớp chỉ lo chuyện học tập, không giỏi nữ công gia chánh, V. thấy hoảng sợ trước mỗi đám giỗ nhà chồng với "sương sương" 10 - 20 nâm cỗ tự làm.

V. cho hay từ ngày lấy chồng, cô không có cuối tuần nào được thảnh thơi. Nếu vắng mặt trong các đám giỗ, V. bị họ hàng nhà chồng trách móc. Điều này khiến nàng dâu cảm thấy mệt mỏi, ức chế.

Nhà chồng mỗi năm có 7749 đám giỗ, nàng dâu khóc ròng vì áp lực

(Ảnh minh họa)

Trích tâm sự của nàng dâu này:
"Mình là cựu sinh viên. Khi ra trường tròn một năm, mình lấy chồng, vợ chồng cùng quê. Tới nay đã hơn 2 năm làm dâu nhưng mình vẫn không thể "thẩm" được cái văn hóa cỗ bàn bày vẽ kinh khủng của nhà chồng. Cỗ bên ngoại nhà chồng sương sương cũng chục mâm, bên nội thì 20 mâm cỗ tự làm là bình thường.
Nhà chồng mình nhìn chung cũng không hề khó tính, nhiều khi phải gọi là dễ dãi tới dửng dưng luôn. Từ khi bước chân vào nhà chồng, hầu như mình không có cuối tuần nào thư thái. Các bạn biết không, làm dâu 2 năm, số lần mình đi ăn cỗ nhà chồng có khi phải bằng nhiều hơn cả số lần về ăn cơm với bố mẹ đẻ, dù nhà chồng chỉ cách nhà mình có 2km và mình chưa vướng bận con cái.
Nhà chồng mình không hiểu sao hết cỗ bàn bên nội rồi lại bên ngoại. Một tháng mình được nghỉ 8 ngày cuối tuần (công ty mình chỉ làm từ thứ 2 đến thứ 6), có khi đi ăn cỗ 6-7 ngày, không tính có dịp giỗ còn ăn cả 3 bữa (tối hôm trước - ăn dạo, trưa hôm chính và tối hôm chính).

Nhà chồng mỗi năm có 7749 đám giỗ, nàng dâu khóc ròng vì áp lực

(Ảnh minh họa)

Mà ăn song thì các bạn biết rồi đấy, phận làm dâu auto rửa bát, dọn dẹp, có những cỗ mình dọn xong ốm người luôn. Rồi cả những hôm mình đi làm về muộn, 8h tối mới về tới nhà mà cả họ nhà chồng ăn gần xong mâm cỗ ở trên bà ngoại của chồng. Mình bảo thôi con ăn ở nhà con mệt lắm và bị nói là TRỐN RỬA BÁT - TRỐN DỌN DẸP thì mới không vào ăn giỗ.
Trong khi đó cháu gái cháu trai của nhà chồng (tức các em họ bên chồng) 7h tối đi làm về đã kêu muộn thì họ hàng đều bảo mang phần về nhà cho các em ăn, không phải vào ăn cỗ, không phải dọn dẹp nghỉ ngơi đi. Ủa vậy mình không phải là con là cháu à, mình còn đi làm về muộn hơn mà, hay cứ làm dâu là phải góp mặt trong bữa cỗ để ăn xong dọn dẹp.
Rồi có giỗ bên nhà chồng trùng với nhà đẻ, mình để chồng ăn nhà chồng, mình về ăn với bố mẹ đẻ mà bị nói lên nói xuống. Con cháu nhà chồng tới ngày giỗ cụ đi ăn liên hoan, du lịch hoặc thậm chí lấy cớ "giảm cân" không vào ăn thì cũng không ai nói gì.
Chưa kể bên nội ăn uống, người làm không thấy một ai, cứ đến bữa là con cháu ở đâu ùn ùn kéo đến đông như quân nguyên. Ăn xong thì mọi người dõng dạc bảo đã có dâu dọn dẹp hết rồi. Trải lòng thế thôi chứ cuối tuần này lại giỗ tiếp các bạn ạ, huhu chắc chạy sang mẹ thôi. Dâu này xin vái chào cái văn hóa cỗ bàn bày vẽ của bên ngoại nhà chồng và sự tinh ăn mù làm của bên nội nhà chồng. Giờ mới thấm cảnh làm dâu họ đông người, khủng khiếp."

Nhà chồng mỗi năm có 7749 đám giỗ, nàng dâu khóc ròng vì áp lực

(Ảnh chụp màn hình)

Tâm sự của nàng dâu khiến nhiều người đồng cảm. Nhiều người cho rằng ở làng quê tại Việt Nam coi giỗ chạp là dịp con cháu sum họp, tưởng nhớ công lao của tổ tiên. Họ không ngại việc nấu nướng, dọn dẹp cho đám giỗ.
Tuy vậy, với thế hệ trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, đây là một trở ngại. Tuy vậy, nàng dâu V. có nhiều cách để khắc phục vấn đề. V. có thể nhờ thêm người làm giúp hoặc chia sẻ về vấn đề này nhiều hơn với chồng.

Giúp nàng dâu hòa hợp với gia đình chồng

Trên kính dưới nhường
Đây là phương châm quan trọng nàng dâu cần nhớ để dĩ hòa mọi mối quan hệ trong gia đình chồng. Khi tôn trọng người khác, bạn chắc chắn nhận được điều tốt đẹp.
Có thể bạn không hợp với lối suy nghĩ cổ điển, lẩm cẩm của ông bà, bố mẹ chồng hay cách cư xử chưa thật sự thấu đáo của cô em chồng nhưng đừng chấp nhặt. Bởi có thể trong quá khứ hoặc tương lai, bạn đã hoặc sẽ hành động như vậy. Suy nghĩ đơn giản giúp nàng dâu dễ chấp nhận mọi việc.
Thu nhỏ “cái tôi”
Điều này không có nghĩa bạn sẽ sống như một người chẳng có chính kiến, quan điểm. Song nàng dâu cần phải biết điều chỉnh mọi thứ sao cho thật hài hòa. 

Chân thành và cởi mở
Gia đình chồng có nhiều thế hệ và là một thế giới hoàn toàn xa lạ, với rất nhiều truyền thống và quy tắc người làm dâu cần thuộc lòng. Mọi khó khăn sẽ được hóa giải nếu bạn luôn biết cách sống chân thành, cởi mở để mọi người trong gia đình ấy cảm nhận được tấm chân tình của bạn.
Có một “chân lý” rất dễ hiểu là khi muốn mọi người xung quanh quý mến và trân trọng, hãy thể hiện để mọi người thấy bạn xứng đáng nhận được điều đó.
Anh Chi

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chọn quần jeans ôm cho nàng mũm mĩm