Mẹo hay giúp bé tự ngủ ngoan đến hết cả đêm chỉ trong 8 ngày
2016-06-24 17:35
- Việc bé bị thức nhiều lần giữa đêm khiến cả mẹ và bé đều mệt, trong khi ngủ suốt cả đêm ngon giấc sẽ rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của bé, cùng tìm hiểu cách tập cho bé tự ngủ chỉ trong vài ngày nhé.
Tin liên quan
Nếu mới sinh em bé thì chắc bạn không còn lạ lẫm gì với những đêm thiếu ngủ nữa đúng không? Dù nhận được không ít những lời khuyên quý giá để giúp bé tự ngủ ngoan, nhưng sự thật là chẳng có gì tác dụng với bé nhà bạn hết, bé vẫn quấy khóc và nhõng nhẽo hàng đêm khiến bạn mệt mỏi đến mức gần như kiệt sức. Vậy thì làm sao tập cho bé tự ngủ ngoan nhỉ? Mẹ hãy "liếc" qua bí kíp dưới đây và đảm bảo chắc chắn rằng mẹ sẽ thành công đấy!
Khi nào thì nên tập cho bé tự ngủ?
Đối với trẻ sơ sinh:
- Khi mới sinh ra bé cần thời gian để thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. Chúng không thể kiểm soát được hành động của bản thân và không có khả năng tự ngủ. Bạn cần hiểu rằng bé phụ thuộc hoàn toàn vào bạn, vào sữa mẹ để quay lại với giấc ngủ ngon
- Bạn có thể sẽ phải ôm bé, làm đủ trò dẫn bé đi lòng vòng để giúp con ngủ. Nhưng đừng lo lắng, thói quen này sẽ không kéo dài quá 3 tháng nếu bạn tập được cho bé.
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi
- Khi bắt đầu bước sang tháng thứ 4, bạn có thể tập cho bé tự ngủ được rồi đó
- Sau 8 ngày bé sẽ tự ngủ ngon lành trong khi những bé khác không được tập vẫn quấy khóc hàng đêm.
Các bước giúp bé tự ngủ
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bỏ bé lại phòng 1 mình, sẽ khó khăn đấy, nhưng hãy làm vì con nhé!
Bước 2: Khi bạn sẵn sàng để bé tự ngủ 1 mình, hãy đặt bé xuống giường nằm trước khi bé ngủ quên trên tay mẹ từ 1-2 phút.
Bước 3: Bạn cần đặt bé từ từ xuống giường khi bé ngủ, dần tỉnh giấc và thức giấc hẳn. Bạn cần phải thật kiên nhẫn trong vài đêm. Bé sẽ dần cảm giác được rằng bé sẽ phải tự ngủ và sẽ ngủ ngoan khi không có mẹ sau đó.
Hành trình tập cho bé tự ngủ từng ngày
- 4 ngày đầu
Bé nào cũng sẽ có những món đồ chơi hay chiếc chăn yêu thích, đôi khi chúng có thể làm bé sao nhãng và bình tĩnh không khóc nữa. Bởi vậy hãy note những thứ này lại để tập cho bé tự ngủ.
4 ngày đầu bạn nên dành để tập cho bé quen với những món đồ chơi này và kết hợp với 1 chiếc núm vú giả. Trong những ngày này, nếu bé quấy khóc, hãy nhẹ nhàng nâng bé lên cùng với những món đồ này. Bằng cách đó bé sẽ quen dần với sự nhẹ nhàng của mẹ và những món đồ yêu thích này của bé.
- Ngày thứ 4 – 7
Bạn cần tập cho bé tự ngủ bằng những món đồ chơi hay chăn mà bé yêu thích.
Khi thấy bé bắt đầu khóc vào đêm, đừng vội vàng chạy vào với bé, hãy chờ vài phút, sau đó đến bên và đưa cho bé đồ chơi hay chăn thay vì nựng cho bé nín và ngủ tiếp.
Bước này sẽ khá khó khăn vì bé có thể sẽ phản ứng quá mạnh với những thứ mới mẻ này, và đôi khi bé thức giấc sau đó thì không ngủ tiếp được nữa. Nhưng vẫn như trên, đừng vội vàng vào nựng cho bé tiếp tục giấc ngủ, hãy kiên nhẫn và nhớ rằng bé nhà bạn vẫn đang học và cần thêm thời gian để học những kỹ năng mới. Bạn đừng cố đưa cho bé những đồ chơi mới nhé, bé sẽ không vui đâu. Đưa cho bé đồ chơi mà bé vẫn thích và nhẹ nhàng giúp bé quay trở lại giấc ngủ. Đến ngày thứ 7 – ngày cuối cùng của giai đoạn 2 bạn sẽ thấy việc bé sẽ bình tĩnh và ngủ tiếp dễ dàng hơn nhiều so với ngày thứ 4 đấy.
- Ngày 8
Ngày cuối cùng của liệu trình 8 ngày đã dần kết thúc thành công, bé nhà bạn sẽ tự ngủ ngon lành cả đêm cho xem. Lần này bạn chỉ cần đặt những món đồ bé thích ở bên cạnh để giúp bé yên tâm ngủ ngon. Nếu bé có quấy khóc giữa đêm cũng đừng vội vào, hãy chờ khoảng 5 phút, bé đang tìm món đồ bé thích và quay lại ngủ ngay thôi.
Hãy nhớ rằng, kiên nhẫn sẽ làm nên tất cả.
Một số lưu ý khi tập cho bé tự ngủ
- Thói quen ngủ: hãy chắc chắn rằng thói quen bé ngủ mỗi đêm là như nhau, thậm chí bao gồm cả những hoạt động trước khi ngủ cũng cần phải là những thói quen. Ví dụ như nếu bé chưa buồn ngủ hãy lau sạch người cho bé hoặc cho bé tắm nước ấm, ôm bé vào lòng một lúc, đọc truyện cho bé nghe để bé buồn ngủ và ngủ đúng giờ sau đó.
- Giờ ngủ: Bạn cần giữ cho giờ ngủ mỗi đêm của bé là như nhau, và giúp bé nhận ra những dấu hiệu là đã đến giờ đi ngủ rồi đó.
- Đèn ngủ: hãy giảm ánh sáng khi bé ngủ để tránh ảnh hưởng đến bé khi con đang ngủ.
- Âm nhạc: Âm nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bé chìm vào giấc ngủ trong vòng 5 phút, nhiều món đồ còn có đèn ngủ chiếu ánh sáng nhẹ nhàng.
- Hãy theo dõi bé ngủ: trẻ nhỏ rất dễ thức giấc vì những thứ tác động bên ngoài, bởi vậy nếu bé thường xuyên bị thức giấc, hãy để ý xem điều gì làm bé thức giấc để giải quyết nhé.
- Sự có mặt của bạn: khi bé thức giấc, bạn chỉ cần đi lại loanh quanh trong phòng để bé biết bạn vẫn đang ở bên cạnh và yên tâm ngủ tiếp.
- Những món đồ chơi an toàn: đối với bé dưới 6 tháng tuổi thì hãy treo món đồ bên cạnh nôi để bé nhận ra sự có mặt của đồ chơi đó. Còn với bé hơn 6 tháng tuổi bạn có thể đặt đồ trong nôi, nhưng nhớ chúng là những món đồ chơi an toàn với sức khoẻ của bé.
- Hãy quàng khăn: treo chiếc khăn quàng cổ của bạn bên nôi khi bé ngủ để bé cảm nhận được mùi của bạn bên cạnh và yên tâm ngủ ngoan.
Tự ngủ là kỹ năng rất quan trọng giúp cho bé thức dậy mà không quấy khóc và mệt mỏi. Điều này rất tốt cho sức khoẻ của bé cũng như sự phát triển của cơ thể. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn đỡ mệt mỏi và giúp bé khoẻ mạnh hơn, nó còn giúp cho bé tránh khỏi những hoảng sợ, giật mình trong đêm về sau này nữa đấy.
Chúc mẹ thành công giúp bé tự ngủ ngoan nhé!
Thảo Ngân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những con giáp sẽ được Thần Tài đi theo đến suốt đời