Những thói quen khiến bạn kém chuyên nghiệp ở văn phòng

Nguyễn Mai 2016-03-11 07:00
- Một vài thói quen như lơ đễnh khi trò chuyện và giải quyết công việc, thể hiện tính cá nhân quá cao hay chửi thề ở chốn công sở có thể gây bất lợi cho bạn.
Bạn vừa mới nhìn thấy đồng nghiệp của bạn có một thái độ làm việc kém chuyên nghiệp và tự hỏi làm thế nào họ có thể tồn tại ở chỗ làm này?
Bạn đang nhìn lại mình và tự hỏi tại sao bạn không thể nổi bật trong đám đông, cho dù bạn là một người có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tốt?  
Trong khi có rất nhiều yếu tố khiến bạn không được đánh giá cao và thăng tiến, bạn có thể bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Vậy, đâu là những lỗi phổ biến nhất khiến bạn thất bại? Liệu đó có phải là thói quen nhỏ nhưng tế nhị và sếp bạn đánh giá bạn? Thực tế là vậy. Một vài thói quen như lơ đễnh khi trò chuyện và giải quyết công việc, thể hiện tính cá nhân quá cao hay chửi thề ở chốn công sở có thể gây bất lợi cho bạn. 
5 thói quen khiến bạn kém chuyên nghiệp ở chỗ làm

1. Lơ đễnh 

Thái độ làm việc tập trung luôn được đánh giá cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất công việc. Khi làm việc lơ đễnh, ít nhiều bạn sẽ bị chi phối về thời gian hay tính nhất quán của công việc. Đặc biệt, trong công việc nhóm, nếu bạn lơ đãng, bạn sẽ làm gián đoạn công việc, khiến người khác phải phụ thuộc vào bạn và làm giảm năng suất nhóm. Tất nhiên, các thành viên trong một nhóm sẽ không thích làm việc với một người lơ đễnh và muốn bạn thay đổi để làm việc chuyên nghiệp hơn.

2. Không đưa ra giải pháp và dẫn chứng cụ thể

Nói nhiều không bằng nói đúng. Nói dai, nói dài thành nói dại. Hãy ghi nhớ những câu nói này mỗi khi bạn muốn trình bày một vấn đề. Hãy hình dung rằng bạn cần nói đủ thuyết phục là đủ, bất kể đó là một câu chuyện dài 1 trang giấy hay một câu nói có 2 từ. Ví dụ, bạn muốn đưa ra tính khả thi của một dự án mới, hãy chỉ ra các con số cụ thể về vốn, nhân sự, khó khăn, thuận lợi, các bước làm, thời gian triển khai…; nếu bạn muốn chứng minh rằng bạn làm chưa tốt nhiệm vụ của mình, hãy nhận lỗi và chú tâm vào công việc hàng ngày thay vì biện minh và đưa ra những lý do bạn đã mắc sai lầm. 

3. Thể hiện tính cá nhân quá cao

Cách của tôi là…”, “Bây giờ tôi muốn…”, “Hãy nghe tôi…”, đây có phải là cách bạn hay đóng góp ý kiến ở chỗ làm không? Bạn có nhận ra một điều rằng bạn cần hạn chế dùng từ tôi ở đầu câu nói và sử dụng cụm trạng từ có bổ ngữ của ngôi thứ 2 hoặc thứ 3 thay thế? Ví dụ, bạn có thể nói: "Sau khi nghe (hoặc xem xét) ý kiến của bạn A, tôi nghĩ rằng…/tôi muốn đóng góp ý thêm rằng…" và còn nhiều cách nói tế nhị khác nữa. Việc thể hiện cái tôi quá lớn ở một tập thể nhóm có thể khiến bạn trở thành người thiếu khách quan, tự mãn, thiếu thân thiện và thậm chí là bị ganh ghét. Sau khi biết điều này, bạn có nghĩ mình hay cư xử như vậy không? Nếu thực tế đúng như vậy, hãy thay đổi và đừng biến cách hành xử như vậy trở thành thói quen lâu ngày khó bỏ.
Những thói quen khiến bạn kém chuyên nghiệp ở văn phòng

4. Dùng hô ngữ không phù hợp

Một người có kỹ năng mềm tốt luôn biết cách gây ấn tượng với mọi người và biến mọi hành động của họ trở nên tự nhiên, cởi mở, kể cả trong cách xưng hô. Đừng nghĩ cách xưng hô "bạn - tôi"  là cách giao tiếp tốt nhất và phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Nếu có thể, đó chỉ là cách nói an toàn nhất. Sự chuyên nghiệp trong giao tiếp đòi hỏi bạn phải linh động, khôi hài, thể hiện tính trọng tâm và còn nhiều hơn thế. Ví dụ, thay vì nói: “Mời bạn A đưa ra ý kiến”, tại sao bạn không nói: “Trưởng phòng kế hoạch có ý kiến gì không?”. Chức danh của người nói có thể giúp họ ý thức hơn trách nhiệm và vai trò của họ trong việc đóng góp ý kiến và điều hành công việc. Nói tóm lại, cách xưng hô tuy chỉ là một phần nhỏ trong kỹ năng giao tiếp, nhưng nó là một phần quan trọng thể hiện tính phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn. 

5. Chửi thề 

Chửi thề không bao giờ được chào đón ở chốn công sở. Đó là quy tắc bất di bất dịch bạn đừng mạo hiểm làm trước mặt lãnh đạo hoặc trong một buổi họp trang trọng. Không quá khó để hiểu điều này bởi chửi thề liên quan đến đạo đức con người và văn hóa công sở. 

Thay lời kết

Chuyên môn nghề nghiệp không phải yếu tố duy nhất để đánh giá tố chất của một nhân viên. Các kỹ năng mềm như tinh thần làm việc, thái độ tôn trọng, cách sử dụng lời nói, cách giải quyết vấn đề có thể giúp bạn xây dựng uy tín và dấu ấn cá nhân tại chỗ làm. Vậy, hãy ý thức các điều trên để hình thành những thói quen làm việc tốt có lợi cho bạn và thành công nghề nghiệp của bạn.
Nguyễn Mai Nguồn: LH
Xem thêm:
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

1001 câu chuyện 'tự cắt mái' của chị em phụ nữ