Lý do xem nhiều bộ phim thấy thẩm phán đội tóc giả, mặc áo đen, CĐM thắc mắc và đây là câu trả lời

2022-02-08 15:53
- Thẩm phán đội tóc giả là hình ảnh thường thấy khi xem phim về nước Anh, vậy lý do tại sao?

Nếu ai đã xem các bộ phim về nước Anh, đến đoạn xét xử trong tòa án sẽ thấy thẩm phán đội tóc giả màu trắng. Nhiều người thắc mắc lý do gì đã khiến cho họ phải đeo tóc giả như vậy? Đơn giản chỉ là làm đẹp hay còn có mục đích gì khác?

Tờ Pháp luật TPHCM từng có bài viết và cho rằng, trước đây, quan toà và luật sư đều được yêu cầu “mày râu nhẵn nhụi” để đảm bảo tính trang nghiêm, thẩm mỹ. Tới thời vua Charles đệ nhị (1660-1685), đội tóc giả bỗng trở thành một thứ luật lệ cho cả tòa án Anh và Pháp. Người dự khán ban đầu không phân biệt được đâu giả, đâu thật bởi chúng có màu rất thật. Về sau bộ tóc giả dần to và dài ra, đầy lọn như mì sợi.

Giữa thế kỷ XVII, tóc trắng và xám thịnh hành nhất. Nhưng đến triều vua George đệ nghị của Anh thì tóc giả trong tòa án lại bị xếp xó. Năm 1869, báo chí Anh và Pháp bắt đầu bình luận về tóc giả trước chốn công đường, và kết quả khen ít hơn chê. Họ kết luận, thẩm phán và luật sư có thể tháo bỏ mớ đồ giả đó khi trời nóng, và có thể thay bằng một băng vải.

Nguồn gốc của tóc giả bắt nguồn từ giới quý tộc ở châu Âu lục địa từ thế kỷ XIV. Đó là biểu tượng của quyền lực và sự giàu sang.

Một bài viết năm 2013, trên tờ Vietnamplus cho hay, việc các luật sư Hong Kong đeo tóc giả đã bắt nguồn từ hệ thống pháp lý của Anh, trong đó các luật sư bắt đầu đeo tóc giả tại tòa từ cuối thế kỷ 17 để hợp mốt khi đó.

Vì sao thẩm phán mặc đồ đen

Đa số các nền tư pháp hiện nay trên thế giới đều quy định thẩm phán mặc trang phục màu đen, hoặc các trang phục có tông màu tối hoặc có viền màu đen. Nguồn gốc của việc áo choàng các thẩm phán có tông màu đen có thể truy ngược về nước Anh vào thế kỷ thứ 17. Sử sách ghi lại rằng sau cái chết của Nữ hoàng Anh Mary đệ nhị vào năm 1694, toàn bộ những thẩm phán của nước Anh đã mặc áo choàng đen đến dự tang lễ của bà.

Văn hóa tư pháp của người Anh được nhân rộng, đặt nền móng cho nhiều nền tư pháp hiện đại trên thế giới và màu đen nhanh chóng được nhìn nhận như màu áo choàng “chuẩn mực” của vị thẩm phán. Màu đen được sử dụng rộng rãi làm màu sắc áo thụng của các vị thẩm phán cũng bởi đa số các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Kito giáo xem màu này tượng trưng cho sự trung lập, quyền uy, sự trang nghiêm và tính khiêm nhường - những đức tính cần có cho vị trí của người nắm giữ cán cân công lý.

Thu Trang (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Sau chia tay tại sao chúng ta luôn im lặng?