Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ, tươm tất

Bồ Đào 2022-08-09 15:03
- Năm nay, Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ Sáu, tức ngày 12/8/2022 Dương lịch.

Người xưa quan niệm rằng, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch là thời điểm Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, khi đó các vong hồn sẽ được về dương giới và thụ hưởng lễ vật mà người sống cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để thể nhận được đồ thờ cúng. Bởi vậy, người Việt thường cúng Rằm tháng 7 trước vài ngày. 

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ Sáu, ngày 12/8/2022 Dương lịch. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 lễ: cúng bàn Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được thực hiện vào ban ngày. Còn lễ cúng chúng sinh thường được thực hiện vào buổi chiều tối.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ, tươm tất

 Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 lễ: cúng bàn Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời. 

Dù sao, hãy nhớ một quy tắc rằng "có gì cúng nấy", khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Quan trọng là bạn thành tâm và thể hiện lòng chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên là được. 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ, tươm tất

Làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 không cần quá phô trương hay cầu kỳ. 

Cúng bàn Phật

 

Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, đồng thời cũng là ngày lễ Vu Lan. Với mâm cúng bàn Phật, bạn cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả đơn giản và nên cúng vào buổi sáng. Chú ý, trong mâm cúng cần bày hoa thật, hoa tươi chứ không dùng hoa dại, hoa giả để cúng. Cúng xong, gia đình sẽ cùng thụ lộc ngay tại nhà. 

Cúng trong nhà

Với mâm cúng trong nhà, bạn nên chuẩn bị tươm tất với các món ăn tươi sạch để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh. Mâm cúng mặn thường gồm có: xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Cùng với đó là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,... Mâm cúng sử dụng những món ăn đa dạng, tươi sạch và bổ dưỡng.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ, tươm tất

Ngày 15 tháng 7 Âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để thể nhận được đồ thờ cúng. Bởi vậy, người Việt thường cúng Rằm tháng 7 trước vài ngày. 

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời là mâm cúng cúng chúng sinh, cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn bơ vơ thất thế, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Mâm cúng chúng sinh thường gồm có gạo, muối, cháo trắng, bỏng ngô, bỏng gạo, bánh kẹo, trái cây. Chú ý, mâm cúng cô hồn là nên là đồ chay. Bởi dân gian vốn quan niệm, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.

Bồ Đào (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy bản chất thực sự của 12 cung Hoàng Đạo