Muốn được tăng lương, bạn nên đề nghị thế nào?

2015-06-15 07:24
- Nói dối hoặc khoa trương quá mức về khả năng của mình trước mặt sếp là cách nhanh nhất để bạn trở thành một kẻ lố bịch...

Chuyện đề nghị với công ty để tăng lương có vẻ luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhân sự, nếu bạn tự tin mình đã hoàn thành công việc tốt hơn sự mong đợi từ phía công ty thì chuyện đề nghị tăng lương cũng không phải là vấn đề gây thách thức gì cả. Hãy để tâm đến những mẹo dưới đây:

Nghĩ đến là một chuyện –  Phải hành động thì mới có kết quả

Thực vậy, dù trong đầu bạn luôn nghĩ tới chuyện mình cần phải trao đổi với công ty về chuyện tăng lương cho lần tái kí hợp đồng sắp tới, nhưng vấn đề là bạn chỉ nghĩ trong đầu và tự ám thị “lần sau nhất định mình sẽ nói, ngày mai nhất định…”, cứ thế bạn trì hoãn dự định của mình từ ngày này qua ngày khác ngay từ trong tư tưởng, và chuyện tăng lương mãi mãi chỉ trong tâm trí của bạn. Thôi trì hoãn đi, tiến thẳng đến phòng nhân sự.

Muốn tăng lương, nên đề nghị thế nào?

Bạn đã chuẩn bị gì chưa?

Dừng lại trước cửa phòng và tự tin về những câu hỏi phía công ty đưa ra rồi chứ? “Hãy nói cho tôi lý do vì sao tôi lại phải tăng lương cho bạn?”, bạn sẽ trả lời thế nào? Hãy lên một danh sách những ưu điểm mà bạn đã làm được trong thời gian này, chuẩn bị thật kĩ lý do trả lời và đưa ra dẫn chứng cần thiết khi bạn đảm nhận vị trí đó, nó đã tăng trưởng ra sao so với thời gian trước đó, khi chuẩn bị đầy đủ hãy hít một hơi thật sâu, thở ra từ từ, bình tĩnh và vào gặp sếp.

Khi trao đổi với sếp, tránh những vấn đề lan man dông dài, hãy nói thẳng vào chủ đề mà bạn đang muốn đề cập “đề nghị được tăng lương”, bám chặt vào những điểm mạnh của bạn, đừng lảng sang chuyện khác, điều đó chỉ làm cho mục đích của bạn bị chuyển hướng và cái kết chẳng đâu vào đâu.

Bạn đã đặt lịch hẹn với sếp chưa?

Thật tệ nếu như bạn cứ gõ bừa cửa phòng mà không cần biết sếp đang bận hay không? Hãy nghiêm túc đặt một cuộc hẹn với sếp, sếp sẽ có thời gian dành cho bạn và câu chuyện sẽ được lắng nghe một cách nghiêm túc!

Dối trá là dấu chấm hết

Nói dối hoặc khoa trương quá mức về khả năng của mình trước mặt sếp là cách nhanh nhất để bạn trở thành một kẻ lố bịch, chẳng những không được tăng lương mà có khi bạn còn bị liệt vào danh sách đen những nhân viên tệ ấy chứ! Vì thế, hãy biết giá trị của bản thân mình và đừng ảo tưởng quá mức.

Muốn tăng lương, nên đề nghị thế nào?

Thương thuyết về mức lương

Tăng bao nhiêu là đủ? Thông thường khi bạn đề nghị tăng lương thì 30% so với mức lương hiện tại là một định mức mà công ty có thể chấp nhận, còn nếu bạn đòi tăng gấp đôi khi có lẽ phía công ty sẽ tìm ngay một người để thay thế vị trí hiện tại của bạn với mức lương mà bạn đang kí với công ty.

Không so sánh

Đừng lôi đồng nghiệp vào câu chuyện tăng lương của bạn, đây là vấn đề của chính bạn, năng lực mà bạn cho là mình thỏa mãn với mức lương cao hơn chứ không phải là thấy đồng nghiệp mức lương cao hơn bạn và bạn cảm thấy mình cũng phải được như thế. Nên nhớ, mức lương được quyết định bởi năng lực của mỗi cá nhân, tất nhiên là dựa trên những quy chuẩn chung, nhưng bạn thấy không? Mỗi người ở vị trí khác nhau, công việc khác nhau thì mức lương đều khác nhau mà…

Tư thế  - trang phục - Thái độ

Hãy chuẩn bị một thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, không quá quan tâm đến kết quả “tôi cần phải được tăng lương”, điều đó chỉ khiến bạn thêm rối và làm mọi cách để có được ham muốn đó, và kết cục dành cho những người mất bình tĩnh thì thường là rất tệ.

Hãy ăn mặc nghiêm túc, lịch sự, một thái độ nhã nhặn, thoải mái, sẵn sàng thỏa hiệp với sếp khi sếp yêu cầu thêm ở bạn một vài tiêu chí nào đó. Kết quả cuối cùng tốt nhất luôn là làm sao để cả hai bên cùng vui vẻ, chúc bạn thành công!

Minh Minh
 (Theo Congluan)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ly hôn là văn minh?