8 nhân tố “giết” động lực làm việc của nhân viên nơi công sở

2015-05-08 13:15
- Có những nhân tố giúp tăng cường hứng thú làm việc của nhân viên, bên cạnh đó cũng có những nhân tố làm giảm động lực làm việc của họ.
Môi trường làm việc nơi công sở ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả làm việc. Là một lãnh đạo, hãy tránh những lỗi sau vì chúng sẽ góp phần “giết” động lực làm việc của nhân viên
“Độc dược” văn phòng
Bên cạnh những nhân viên mẫn cán, có những người được coi là “độc dược” trong văn phòng vì sức “phá hoại” môi trường làm việc của họ. Ngoài việc làm việc, họ có thể đưa chuyện, gây hoang mang trong văn phòng. Điều này còn có sức lây lan và ảnh hưởng tới tâm trạng làm việc của các nhân viên khác. Nếu có những nhân viên này trong văn phòng, hãy nhanh chóng “tiễn” họ sang một “ngôi nhà” mới. 
Không phương hướng phát triển
Để nhân viên có động lực phấn đấu và phát triển, họ phải nhìn thấy tương lai phát triển của công việc của mình. Vì vậy, để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, bạn hãy chỉ cho họ thấy tương lai xán lạn đang chờ họ phía trước. Đó cũng là một trong những nhân tố “kích” động lực làm việc của nhân viên. 
Thiếu tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn chiến lược trong công việc cũng quan trọng không kém, góp phần tập trung nhân viên vào một chiến lược phát triển, định hướng chung trong công việc. Nếu thiếu tầm nhìn, ngay cả một nhân viên mẫn cán cũng khó có thể toàn tâm toàn ý làm việc. 
Lãng phí thời gian 
Nếu bạn làm việc trong một văn phòng mà khi họp không thông báo, cứ “hứng” lên là hò nhau đi họp hoặc các email chứa nội dung không liên quan cứ gửi cho toàn bộ mọi người thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Việc làm mất thời gian của người khác khiến cho công việc không được tập trung cao độ. Đây là một trong những điều cần tránh để “xốc” lên tinh thần làm việc của nhân viên. 
Thiếu sự đánh giá đúng đắn
Một nguyên tắc quan trọng để duy trì động lực làm việc của nhân viên đó là đánh giá đúng năng lực làm việc của họ. Nếu người mẫn cán cũng được đánh đồng cùng với nhân viên “làng nhàng” thì sẽ sinh ra tâm lý “sống chết mặc bay” trong nhân viên. Họ không cần phải cố gắng chứng tỏ năng lực bản thân mà cứ “bình bình” mà tiến. Hãy nhớ, một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên đó là: đánh giá đúng năng lực. 
Một lãnh đạo “tồi”
Lãnh đạo là “đầu tàu” của nhân viên. Dù có một dàn nhân viên xuất sắc, thì một lãnh đạo tốt vẫn là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công của một nhóm/ phòng. Một lãnh đạo tốt có khả năng kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, bên cạnh đó còn vạch ra các đường lối phát triển cho nhóm/ tổ của họ. Ngược lại, một lãnh đạo tồi sẽ “giết” hết động lực làm việc của nhân viên. 
Thiếu sự đoàn kết giữa các nhân viên
Môi trường làm việc thoải mái, hòa đồng giữa các nhân viên với nhau sẽ là một môi trường lý tưởng cho mọi nhân viên văn phòng. Bên cạnh công việc căng thẳng, nếu môi trường làm việc không thoải mái, thiếu sự gắn kết, đoàn kết giữa các nhân viên sẽ làm giảm đi nhiệt huyết làm việc, và gắn bó lâu dài với công ty của họ. 
Quản lý độc đoán
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ý kiến của mình dù hợp lý vẫn bị bác bỏ. Trong văn phòng tiêu chí được các nhân viên thuộc nằm lòng đó là “lời sếp là ý chỉ, nếu sếp có sai, hãy nhìn lại điều 1.” Tất nhiên sếp là người chèo lái, nhưng sự độc đoán của các tầng lớp lãnh đạo sẽ khiến các nhân viên ức chế, mất đi hứng thú với công việc.
Công việc của một nhân viên công sở “dễ thở” hơn nhiều nếu văn phòng không tồn tại những nhân tố “giết” động lực làm việc trên. 
 
Thụy Dương (Dịch từ Businessinsider)
(Theo Congluan.vn)
 
 
 
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Serum phục hồi “Ngon - bổ - rẻ” được chị Hà Linh đánh giá cao