Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

2019-04-11 11:32
- Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu mỗi khi đến bữa ăn của con vì bé mè nheo, lười ăn thì hãy xem ngay bài viết này nhé! Chỉ cần áp dụng những điều cơ bản này, bé sẽ tự ăn ngon lành, mẹ khỏi phải đau đầu mệt mỏi nữa.

Cho con ăn sẽ không còn là "cuộc chiến" nữa nếu như mẹ biết áp dụng những phương pháp đơn giản mà cực hiệu quả này. Chắc chắn cứ đến giờ ăn là bé ngoan ngoãn vào bàn và tự thưởng thức hết những món ăn mẹ nấu.

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu bước vào quá trình tập cho con tự ăn:

Bé mấy tuổi là có thể tập ăn?

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Trong trường hợp bình thường, bé có thể bắt đầu tập ăn sau 6 tháng. Cha mẹ có thể quan sát các tín hiệu do em bé đưa ra để quyết định thời điểm cho con tập ăn. Chẳng hạn khi cả nhà đang ăn, bé có những động tác như bắt đũa của bố mẹ, nhìn chằm chằm vào miệng bố hoặc mẹ đang ăn, bé cầm thức ăn và bắt chước bữa ăn của bố mẹ, điều đó cho thấy bé đã có thể bắt đầu tập ăn.

Chuẩn bị đồ ăn phù hợp độ tuổi

Bé từ 6-8 tháng tuổi đang cần làm quen với đồ ăn, hệ tiêu hóa còn non nớt nên mẹ chỉ nên cho con làm quen với món cháo. Từ cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 đến cháo đặc.

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Từ 8-10 tháng: Mặc dù bàn tay nhỏ có khả năng nắm bắt nhất định nhưng vì không có sức mạnh cơ tay, bé chưa sử dụng bộ đồ ăn để ăn, vì vậy, bé vẫn rất khó khăn, mẹ nên dạy bé tập ăn từng bước đầu tiên. Bước đầu là chuẩn bị một bộ đồ ăn phù hợp với bé.

Bộ đồ ăn được chuẩn bị cho bé phải đáp ứng 3 điều kiện. Trước hết, vật liệu tốt nhất là nhựa, vì nhựa nhẹ, dễ lau chùi, rơi không bị vỡ và đảm bảo vệ sinh hơn; Thứ hai, màu sắc nên phong phú, màu sắc bắt mắt, tốt nhất là trông thật dễ thương để bé hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Cuối cùng, nên sử dụng khay đựng đồ ăn để khi bé tập ăn, bát không bị đổ gây ra tình trạng bẩn và lãng phí thức ăn.

Ngoài ra, khi chọn bộ đồ ăn, chiếc thìa luôn cần được chú ý. Tay cầm của thìa tốt nhất là có thiết kế chống trượt để tạo điều kiện thuận lợi cho bàn tay bé nhỏ, yếu ớt của bé dễ nắm chắc; đầu muỗng phải dày và tròn để không làm đau miệng bé.

Dạy bé quá trình ăn uống phù hợp

Sau khi bộ đồ ăn của bé đã sẵn sàng, mẹ cần dạy bé nhận biết thức ăn và cho bé biết chuyện gì đang xảy ra.

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Không phải là một điều khó khăn để bé nhận biết thức ăn. Mẹ có thể chuẩn bị một số loại trái cây và đồ ăn mềm cho bé, chẳng hạn như miếng táo, miếng củ cải, bánh mì mềm, v.v ... để bé có thể cầm trên tay. Mẹ cho con biết cách chạm vào thức ăn và nói với con đó là gì.

Sau đó, khi bạn đang ăn, hãy từ từ làm từng động tác để bé nhìn rõ và học cách ăn. Cuối cùng, mẹ hãy thử đặt một ít thức ăn vào thìa của bé và hướng dẫn bé cho thức ăn vào miệng, để bé cảm nhận được cảm giác khi ăn.

Nếu trong quá trình tập ăn, bé ăn chưa được bao nhiêu, bố mẹ có thể áp dụng trò chơi trong quá trình ăn để gây hứng thú cho bé. Nghĩa là bố mẹ cho bé ăn, sau đó cho bé tự ăn, để bé tìm niềm vui trong việc ăn uống và dần dần yêu thích với việc ăn.

Tập cách cầm thìa cho bé

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Bước thứ ba trong việc dạy bé ăn là rèn luyện khả năng nắm bắt của bé và kỹ năng sử dụng thìa.

Các mẹ nên sử dụng phương pháp hạt đậu để rèn luyện kỹ năng ăn bằng thìa cho bé. Phương pháp cụ thể là chuẩn bị hai cái bát cho mẹ, cho một ít hạt đậu vào trong 1 bát, sau đó cho bé chơi với hạt đậu bằng thìa. Xúc hạt đậu vào cái bát còn lại. Mẹ hãy cho bé chơi trò này mỗi ngày một lần, kỹ năng cầm thìa xúc đồ ăn của bé sẽ ngày càng tốt hơn.

Tạo bầu không khí ăn uống 

Khi bé học được những điều trên, bố mẹ cũng nên cho bé một không gian ăn uống tốt, hãy cho bé hiểu rằng ăn là một điều rất dễ chịu, hãy cho bé ăn thức ăn trong môi trường hạnh phúc.

Tạo không khí ăn uống ngon, bố mẹ chỉ cần làm 4 điểm này. Trước hết, cha mẹ nên để bé ngồi ăn ở vị trí cao bằng mình và chuẩn bị cho bé một chỗ ngồi thoải mái, để bé cảm thấy việc ăn uống là rất quan trọng. Và đừng đặt tay lên người em bé khi bạn đang ăn, nếu không bé sẽ cảm thấy rất khó chịu và cũng có thể ghét việc ăn uống. Các bé nên được tự do ăn. Nếu bạn lo lắng bé có ăn được hay không, bạn có thể cho bé ăn trước và sau đó cho bé tập tự xúc ăn.

Khi nào thì có thể TẬP CHO BÉ TỰ ĂN được? Đây là đáp án khiến mẹ NGẠC NHIÊN đấy!

Thứ hai, cha mẹ nên nghiêm túc khi ăn, không chơi điện thoại di động, xem TV hoặc làm những việc khác, nếu không bé sẽ học hành vi của cha mẹ và khó tập trung khi ăn.

Thứ ba, nếu bé ăn và vấy bẩn quần áo, làm vung vãi đồ ăn, cha mẹ không nên nôn nóng và không nên phê phán bé ngay, đây là quá trình cần phải có thời gian học tập đến lúc bé làm quen. Bạn có thể đeo một chiếc yếm cho bé để quần áo không quá bẩn.

Cuối cùng, khi bé ăn tốt rồi, bố mẹ nên khen bé đúng cách để bé có động lực, học cách ăn nghiêm túc và chăm chỉ hơn.

Lưu ý:

Qúa tình bé tập ăn là một quá trình lâu dài. Trong hoàn cảnh bình thường, bé phải học từ 1 đến 2 tuổi và trải nghiệm gần 1 năm để thành thạo kỹ năng ăn uống, vì vậy trong giai đoạn này, cha mẹ không nên lo lắng. Hãy kiên nhẫn.

Đừng ép buộc hoặc ép bé ăn thức ăn mà bé không thích. Nếu bạn lo lắng về việc bé thiếu dinh dưỡng, bạn có thể thay đổi cách nấu ăn hoặc sử dụng các thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Thùy Linh (Theo Sohu)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thịt vịt om bia, bổ dưỡng hơn thịt lợn, dễ làm thôi mà ngon quá đỗi