Ứng xử nơi công sở: Đừng nói với sếp những điều này nếu không muốn 'out' sớm
Tin liên quan
Môi trường làm việc tích cực và động lực giúp mỗi người phát triển ở một tập thể luôn có sự liên hệ chặt chẽ với mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Bạn có thể sẽ gặp mâu thuẫn với “ông chủ” nếu thốt ra những câu sau đây.
“Sếp sai rồi”
Ứng xử nơi công sở rất cần sự chân thành và trung thực nhưng không có nghĩa là bạn muốn nói thế nào thì nói. Ai cũng có lúc phạm sai lầm và người lãnh đạo của bạn cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, đứng ở vị trí của nhân viên, bạn không nên chỉ trích thẳng thừng như vậy vì nó khiến đối phương dễ tức giận do tôn nghiêm bị xúc phạm. Nếu thật sự sếp có lỗi, bạn cũng nên tìm cách nói uyển chuyển hơn.
Bạn có thể nhẹ nhàng đưa ra ý kiến khác của mình về vấn đề sếp chưa đúng. Hãy đóng góp quan điểm và phương án của bạn một cách chừng mực và có tính xây dựng.
“Tôi không thể”
Bạn không phải vạn năng và sẽ có lúc gặp phải sự việc ngoài khả năng của mình. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng các nhà quản lý không thích nghe một câu thiếu nỗ lực và thiếu trách nhiệm như vậy.
Đừng vội nói ra câu “không thể” khi được giao một nhiệm vụ nào đó. Sếp có thể đánh giá bạn lười biếng và không có ý thức cao trong công việc. Bạn nên cân nhắc mọi phương án xem có thể hoàn thành không, nếu quả thực không đủ sức thì nên nhờ sự hỗ trợ từ cấp trên.
“Tôi không làm việc đó vì không được trả tiền”
Đây thật sự là câu nói mà bất cứ người chủ nào cũng rất “dị ứng”. Mặc dù bạn xứng đáng nhận thù lao với những gì bỏ ra nhưng trong công việc không nên chỉ chú trọng đồng tiền.
“Đó không phải là việc của tôi” sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên ích kỷ, thiếu trách nhiệm và không có cái nhìn xa rộng. Đôi khi bạn cần nỗ lực nhiều hơn mức lương của mình, nhưng cái bạn nhận về còn là kinh nghiệm và cơ hội thăng tiến về sau.
“Tôi xin lỗi, nhưng… tại…”
Chúng ta thường sợ phải gánh lấy trách nhiệm, hậu quả cho nên luôn tìm đủ lý do sau thất bại hay sai lầm của mình. Nói chuyện với sếp đòi hỏi bạn phải tỏ ra bản lĩnh của mình trong mọi vấn đề dù tốt hay xấu.
Nếu thật sự bạn sai, hãy mạnh dạn xin lỗi. Nhưng đồng thời, bạn cũng cần cho ông chủ của mình thấy được bạn đã rút ra bài học gì, giải pháp cứu vãn ra sao và quyết tâm làm tốt hơn cho những nhiệm vụ tiếp theo.
“Nếu không tôi sẽ nghỉ việc”
Lời đe dọa này thực sự là một lỗi cần hết sức tránh trong ứng xử nơi công sở, mà cụ thể là khi đối mặt với sếp. Hãy nhớ rằng, dù bạn có tài giỏi đến đâu cũng không có nghĩa là nhà quản lý không thể thiếu bạn.
Một khi thốt ra lời dọa rời khỏi công ty, dù chỉ một lần thì bạn cũng đã để lại ấn tượng thiếu bản lĩnh và chuyên nghiệp trong mắt ông chủ của mình.
“Tôi không có giải pháp nào”
Bạn rất dũng cảm khi đưa ra vấn đề nan giải trước mặt cấp trên nhưng lại kèm theo câu “không biết làm sao” chứ không phải là giải pháp. Đây là điều khiến sếp hoài nghi năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của bạn.
Dù không chắc phương án của mình hiệu quả, bạn vẫn nên trình bày với người lãnh đạo, có thể nhờ họ chỉ dẫn thêm hoặc sắp xếp thêm người hỗ trợ. Thừa nhận việc mình không đủ khả năng không có nghĩa bạn kém cỏi nhưng thể hiện nỗ lực hết sức sẽ khiến sếp đánh giá cao.
“Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta”
Trong quá trình giao tiếp với cấp trên, ngoài việc chứng minh năng lực và trách nhiệm của bạn thì mối quan hệ với các đồng nghiệp khác cũng rất quan trọng. Bất kể bạn có mâu thuẫn với ai, trong công việc vẫn cần hợp tác công tâm.
Thoái thác khi được phân công nhiệm vụ cùng người mà bạn “không ưa” sẽ khiến sếp cảm thấy bạn là người thiếu tinh thần đồng đội, không hiểu cách hòa nhập tập thể và không có trách nhiệm cho công việc chung.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng ứng xử nơi công sở, tạo sự gắn kết với công ty và nhận được đánh giá cao từ ông chủ của mình.
Thiên Khuê (Theo Tips)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất