Thương thân khác với ích kỷ, người không biết thương mình sẽ chẳng biết thương ai

I Am NGA 2021-09-26 10:45
- Thương thân thường bị đánh đồng với ích kỷ, trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa yêu bản thân (self-love) với ích kỷ (selfishness), trong khi chúng hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập với nhau. Chính vì sự nhầm lẫn này mà nhiều người thường không biết yêu thương bản thân đúng cách, bị người khác chỉ trích là ích kỷ, thậm chí tự cảm lỗi vì tự cho rằng bản thân ích kỷ.

Thế nào là ích kỷ?

Trên thực tế, những kẻ ích kỷ là những kẻ chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích của bản thân, chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi. Lòng tham của người ích kỷ như một cái túi không đáy, không bao giờ thỏa mãn được. Kẻ ích kỷ cũng dễ nảy sinh cảm giác ganh ghét trước sự hạnh phúc, thành công của ai đó. Mặc dù ra sức vơ vét mọi thứ về bản thân nhưng người ích kỷ luôn cảm thấy bất an, lo lắng, không bao giờ thấy đủ. Nếu nhìn sâu vào bản chất, trên thực tế người ích kỷ không hề biết yêu bản thân mình.

Thương thân khác với ích kỷ, người không biết thương mình sẽ chẳng biết thương ai

Người ích kỷ có nhiều điểm tương đồng với người mắc chứng ái kỷ (narcissistic). Dù bên ngoài, người ái kỷ có vẻ như rất yêu bản thân nhưng thực tế họ không có đủ lòng bao dung, trắc ẩn với chính bản thân mình. Họ rút lại tình yêu dành cho người khác nhưng đồng thời cũng không dành tình yêu đó cho bản thân. Cuối cùng, họ không thương người mà cũng chẳng thương thân.

Cả người ích kỷ và ái kỷ đều có sự chán ghét bản thân với những biểu hiện khác nhau như cảm thấy mình thấp kém hơn người khác, hay chỉ trích bản thân, quá coi trọng chủ nghĩa hoàn hảo, họ cho rằng chỉ khi mình làm tốt theo tiêu chuẩn của người khác thì mới xứng đáng được yêu thương.

Thế nào là thương thân?

Khác với ích kỷ, người thương thân yêu thương, tôn trọng bản thân mình, họ có sự thấu hiểu bản thân và bao dung với những điểm chưa hoàn hảo của chính mình. Người thương thân luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến cho bản thân và người khác, như một cơ thể khỏe mạnh, một cuộc sống cân bằng, đầy đủ. Trước những khó khăn, biến cố, thay vì chìm đắm trong sự dằn vặt, khổ đau, người biết thương thân sẽ lắng nghe chính bản thân mình để tìm câu trả lời.

Trên thực tế, không phải ai tự cho rằng mình thương thân cũng biết yêu bản thân đúng cách. Thương thân cũng cần phải học, thậm chí phải học rất nhiều, học cả đời, thay đổi từng chút một mỗi ngày, bởi từ nghĩ đến nói và từ nói đến làm có một bức tường cách ngăn ở giữa. Không phải ai cũng tự do biểu đạt những suy nghĩ của mình và không phải ai cũng dám hành động theo những gì mình nghĩ.Thương thân khác với ích kỷ, người không biết thương mình sẽ chẳng biết thương ai

Tôi từng cho rằng mình yêu bản thân nhưng rồi tôi lao vào công việc đến mức stress, kiệt quệ. Tôi ít khi từ chối người khác dù điều đó khiến tôi cảm thấy áp lực. Tôi luôn tự cho rằng mình ổn, mình tự thu xếp cuộc sống của mình mà không cần ai giúp đỡ. Nhưng sau tất cả tôi không hề cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, trong lòng luôn bất an, lo lắng dù cuộc sống bên ngoài trông có vẻ ổn. Tôi thiếu sự thấu cảm sâu sắc với chính bản thân mình. Cách tôi đối xử với bản thân giống với cách những bố mẹ nghiêm khắc đối xử với con cái, hay cách xã hội áp đặt định kiến lên mỗi cá nhân.

Sau đó, tôi quyết tâm lấy lại sự cân bằng bằng một công thức đơn giản: dám vì bản thân trước. Mỗi khi nhận được một khoản tiền, tôi luôn trích ra một phần để trả cho bản thân trước. Vào đầu mỗi ngày, tôi ưu tiên làm những việc vì bản thân trước chứ không phải hoàn thành những công việc vì trách nhiệm, theo yêu cầu của người khác. Tôi chấp nhận sự bất toàn của cuộc đời và giảm bớt kỳ vọng của bản thân. Tôi lắng nghe và trò chuyện với bản thân mình nhiều hơn. Chẳng hạn, đi ngủ khi cơ thể cần được ngủ, thay vì thức khuya cày deadline. Khi không thấy thoải mái với việc gì đó thì tôi không làm, điều đó đồng nghĩa với việc tôi từ chối người khác nhiều hơn.

Kẻ không biết thương mình sẽ chẳng biết thương ai

Tôi cố gắng thương thân trước khi thương người. Nghĩa là bản thân tôi phải cảm thấy ổn, hạnh phúc, thỏa mãn thì tôi mới có thể giúp đỡ người khác. Bất cứ lúc nào bất ổn, tôi lại phải quay về chữa lành cho bản thân trước.

Khi dám sống vì bản thân trước, đương nhiên cuộc sống của tôi cũng có những xáo trộn so với trước đây. Cũng có những ngày tôi không hoàn thành hết những mục tiêu đặt ra nhưng tôi chấp nhận, tôi không trách móc bản thân. Tôi hiểu rằng mình đang không khỏe thì không nhất thiết phải hoạt động 100% công suất. Dừng lại để nghỉ ngơi cũng không sao cả, mai làm tiếp.

Chính vì nhất định phải dành thời gian cho bản thân mỗi ngày để làm những gì mình muốn nên cuộc sống của tôi tròn đầy, thỏa mãn hơn. Tôi có thể thảnh thơi đi ngủ mà không phải canh cánh trong lòng vì hôm nay có việc muốn làm mà mình chưa làm.

Kể từ khi tôi sống vì bản thân trước, công việc, tâm trạng, các mối quan hệ, tất cả mọi thứ đều tốt lên so với cái hồi tôi chỉ chăm chăm cày deadline và làm vừa lòng người khác.Thương thân khác với ích kỷ, người không biết thương mình sẽ chẳng biết thương ai

Cái cách chúng ta đối xử với bản thân chính là tấm gương phản chiếu cách mình đối xử với người khác. Người biết yêu bản thân thì mới yêu được kẻ khác, ngược lại người không biết yêu bản thân thì cũng không biết yêu thương người khác.

Vì lý do văn hóa truyền thống mà tính hy sinh của người phụ nữ thường được đánh giá quá cao, từ đó họ đánh đồng những người phụ nữ không sẵn sàng hy sinh cho gia đình là sống ích kỷ. Thực tế, trong một gia đình người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Việc xây tổ ấm là công sức của tất cả các thành viên trong gia đình, chẳng ai có thể hy sinh vì người khác mãi được, không ai có thể gánh chịu hết sức nặng mà nó đè lên.

I Am NGA

Ảnh sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ly hôn, loạt sao nam này vẫn giữ mối quan hệ thân mật với vợ cũ