Lý do nói dối mà chúng ta vẫn thường khó tránh khỏi
Tin liên quan
Hầu như chúng ta ai cũng từng nói dối trong đời mặc dù đôi khi đó là lời nói dối vô hại. Chuyên gia tâm lý cho biết: Một số người chọn cách né tránh sự thật chỉ vì muốn bảo vệ sự riêng tư hoặc tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người khác.
Lý do nói dối ở con người có rất nhiều nhưng ít nhiều nó cũng khiến bạn sinh ra tâm lý bất an, thậm chí còn có thể gây hiểu lầm và rạn nứt một mối quan hệ. Cùng Emdep tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Nói dối để tránh bị khiển trách hoặc bị phạt
Nguyên nhân nói dối ở một người tại một thời điểm nào đó có thể là để loại bỏ trách nhiệm khi họ làm sai. Ngay cả khi còn nhỏ, chúng ta cũng có xu hướng nói dối người lớn khi phạm lỗi gì đó.
Người trưởng thành thì lỗi có thể nghiêm trọng hơn, khi đó thì lời nói dối cũng được sử dụng để tự biện hộ cho mình và tránh những rắc rối, trách phạt nhiều nhất có thể. Thói quen này cần cải thiện vì nó khiến bạn sống thiếu trách nhiệm, không thể trưởng thành đúng nghĩa.
Nói dối để tác động đến hành vi hoặc lựa chọn của người khác
Bạn mong muốn ai đó làm hay không làm một việc gì cũng sẽ có thể tạo ra lời nói thiếu chân thực để họ tuân theo đúng ý mình. Nếu như là việc tích cực thì có thể thông cảm, nhưng nếu bạn lợi dụng người khác thì không nên chút nào.
Nói dối để tự nâng bản thân lên
Lý do con người chọn nói dối còn có thể vì sự tự tin vào chính mình. Vì vậy, họ sẵn sàng nói sai sự thật về bản thân nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người khác.
Điều này có thể giúp bạn tạo các mối quan hệ như mong muốn nhưng chỉ tạm thời. Mọi người sẽ càng hiểu rõ bạn khi quen biết lâu ngày và có thể mất lòng tin khi họ phát hiện bạn không giống như ban đầu thể hiện.
Ngoài ra, nếu thói quen này lạm dụng thường xuyên sẽ dần dần biến bạn trở thành người khoác lác, giả tạo. Bạn rất khó có được những mối quan hệ tích cực và bền vững nếu luôn “ngụy tạo” mình như thế.
Nói dối để xoa dịu tổn thương của người khác
Vì sao bạn nói dối? Một trường hợp khác chính là bạn muốn giảm tổn thương cảm xúc cho người khác nên mới chọn cách nói tránh nói giảm so với sự thật. Đa số lý do nói dối này thường được thông cảm vì chí ít nó xuất phát từ lòng trắc ẩn.
Nói dối vì sợ bị từ chối
Bạn mong muốn được ai đó chấp nhận hoặc được nhận một công việc gì đó nên chọn nói không chân thật về mình? Lời nói dối ở đây có thể ít gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó vẫn không nên lạm dụng.
Bởi vì để có được một mối quan hệ bền chặt, bạn cần sự tin cậy, trung thực, chân thành hơn là cố gắng che giấu khuyết điểm của mình. Trong công việc cũng vậy, thực lực và phấn đấu mới giúp bạn tạo vị trí vững chắc lâu dài.
Nói dối vì sợ mất mát
Mất mát là một cảm giác mà hầu như ai cũng sợ. Mất người yêu, mất tình bạn, mất công việc… đều có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn phải nói dối để “níu kéo” khi còn có thể.
Tuy nhiên, nếu đó là lỗi sai của bạn thì việc thành thực nhận lỗi và cho đối phương thấy bạn sẽ hối cải vẫn tốt hơn là né tránh. Bất cứ mối quan hệ xã hội nào cũng rất xem trọng sự chân thành và tin tưởng.
Nói dối vì tư lợi
Đây là trường hợp nên sớm khắc phục nếu bạn không muốn mọi người tránh xa mình. Nói dối vì để chiếm lợi ích cá nhân, thậm chí tổn hại người khác ít khi nào nhận được sự cảm thông và tha thứ.
Vì vậy, cho dù là lý do gì, bạn vẫn nên sống chân thành và bao dung với mọi người. Mọi lời nói dối suy cho cùng chỉ là ngụy biện hoặc là giải pháp tạm thời không tích cực cho lắm. Hãy trau dồi bản thân để luôn tự tin, có năng lực và hấp dẫn người khác bằng chính những gì bạn có.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn, không cần dùng bất cứ lý do nói dối nào mà vẫn có cuộc sống vui tươi, ý nghĩa.
Thiên Khuê (Theo Tips)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất