Cuộc sống là cạnh tranh, 'kẻ thù lớn nhất lại là chính mình': Nắm vững 4 điều này cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc viên mãn
Tin liên quan
Lần cuối cùng bạn tức giận là khi nào? Bạn đã bao giờ có suy nghĩ làm hại ai khác, trả thù cho những gì họ gây cho bản thân và tự tưởng tượng ra hình ảnh họ cầu xin bạn.
Chúng ta đều như vậy. Nếu ai đó từ chối bạn, xúc phạm bạn theo một cách nào đó, đánh bại chúng ta trong một cuộc chơi dù công bằng hay không, chúng ta dễ dàng cảm thấy tức giận.
Thực chất mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng tình yêu. Đừng bao giờ để mình chìm trong thịnh nộ; bởi nó giống như mài thanh kiếm để tự đâm vào ngực mình.
Nhà tâm lý học Robert Thurman và Sharon Salzberg đã chia sẻ trong cuốn sách của mình về 4 kẻ thù lớn nhất của con người và cách để “yêu” chính kẻ thù của bạn:
1. Kẻ thù bên ngoài
Kẻ thù bên ngoài là: con người, hoàn cảnh, tình huống có thể gây hại cho bản thân chúng ta. Những người đã lừa dối bạn, sếp quở trách hay chỉ đơn giản là cơn mưa làm bạn ướt sũng.
Kẻ thù bên ngoài không chỉ là con người, nó còn là bất cứ thứ gì khiến ta sợ hãi, ghét bỏ. Đó có thể là sự bất bình đẳng, bạo lực, đói khát, khủng bố,… thậm chí là những ý nghĩ trừu tượng, không xác định rõ ràng.
Một trong những ví dụ phố biến nhất liên quan đến kẻ thù bên ngoài là người bắt nạt. Họ là những người bạo lực bạn dù bằng lời nói hay hành động.
Khi đối mặt với tất cả biểu hiện của kẻ thù bên ngoài, lời khuyên tốt nhất là hãy yêu chúng. Đừng hận thù, nếu ta cứ hận thù thì trật tự mới cũng quay về trật tự cũ mà thôi,… Chúng ta hãy để hận thù gặp gỡ yêu thương, sức mạnh vật chất gặp gỡ sức mạnh tinh thần. Yêu thương luôn làm nên sự khác biệt.
2. Kẻ thù bên trong
Kẻ thù bên trong là những cảm xúc đầu độc tâm hồn: giận dữ, sợ hãi, thù hận. Khi bạn bị xúc phạm, bị đánh đập, bị chửi mắng, dù với bất cứ lý do gì, đều làm cho bạn có cảm xúc tiêu cực. Nhưng, con người lại nghĩ rằng, những giọt nước mắt, cảm xúc dồn nén đó khiến chúng ta ghi nhớ những người đã gây ra nó. Và rồi, ý định trả thù được hình thành.
Thực chất, việc dồn nén những cảm xúc tiêu cực gây ra tác hại không hề nhỏ. Sự tức giận giống như axit, nó ăn mòn trái tim bạn nhiều hơn là những gì chúng được đổ lên.
Kiên nhẫn là từ khoá bạn cần ghi nhớ đến để chống lại kẻ thù bên trong. Trước tiên, hãy mỉm cười thay vì phẫn nộ. Sau đó, đánh giá khách quan tình hình xung quanh. Tiếp theo, thử “tha thứ cho bất cứ ai làm hại chúng ta, bằng bất cứ cách nào”. Ba bước này không chỉ cho phép bạn trút bỏ cơn thịnh nộ mà còn giúp bạn làm chủ được tình huống.
3. Kẻ thù bí mật
Có thể hiểu kẻ thù bí mật là lời nói, suy nghĩ nội tại xác định bạn đối mặt với thế giới bên ngoài như thế nào. Thurman và Salzberg viết: “Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của chính bản thân, âm ỉ, không ngừng nghỉ và không thể phủ nhận nó”.
Kẻ thù bí mật rất nguy hiểm bởi con người hiếm khi tự thay đổi tiếng nói của bản thân. Trong một tình huống, cách tiếp cận với người khác hay cách bạn đánh giá chính mình đều bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ đó.
Kẻ thù bí mật, kẻ khiến bạn nhìn mọi thứ thông qua lăng kính chủ quan của cá nhân, làm cuộc sống ít hạnh phúc hơn. Những người luôn luôn cho tiếng nói của bản thân là đúng, hoàn hảo sẽ nhận được ít sự tôn trọng hơn người biết thay đổi, nhìn nhận phù hợp với hoàn cảnh.
Đừng thiển cận chỉ nhìn một đáy giếng, hãy nhìn đến miệng giếng và hướng đến bầu trời.
4. Kẻ thù siêu bí mật
Kẻ thù siêu bí mật của con người khó định hình hơn, nó là góc tối của tiếng nói trong tâm hồn mỗi người. Đó là sự tự ti và ghét bỏ chính bản thân. Đó là tiếng nói coi cuộc sống là những điều tầm thường, đau khổ, bất hạnh.
Kẻ thù siêu bí mật khiến người ta cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, không có điều gì là hạnh phúc thực sự, và nếu có hạnh phúc, thì cũng là của ai kia.
Nguyên nhân hình thành kẻ thù siêu bí mật, theo một cách nào đó lại là kẻ thù bí mật. Càng quan tâm bản thân, càng ám ảnh về hạnh phúc cá nhân, sự tự ti này càng trở nên lớn hơn.
Làm những điều bản thân không yêu thích, làm những việc do người khác yêu cầu, đó không phải cách tăng sự tự tin với bản thân. Hãy làm những điều tốt bụng, chia sẻ yêu thương với người khác. Chỉ khi bản thân cảm thấy mình làm những điều đáng giá bạn mới thấy bản thân vô giá.
Theo cuốn sách Thurman và Salzberg’s Love Your Enemies, tình yêu chính là chìa khoá cho tất cả. Tình yêu giúp bạn nhận ra cách sống với người khác, đánh bại kẻ thù bên ngoài. Nó là sự tha thứ, bao dung và chấp nhận đối với cảm xúc, loại bỏ kẻ thù bên trong.
Tình yêu là thứ đánh bại cái “tôi” của bản thân, hướng đến cho bạn một lăng kính mới của thế giới xung quanh. Và cuối cùng, yêu thương sẽ giúp bạn muốn giúp đỡ người khác, sự tự ti của kẻ thù bí mật cũng từ từ mất đi.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất