Buồn bã kéo dài sau khi xem xong một bộ phim? Rất có thể đó là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh
Tin liên quan
Việc con người trải qua những lần bùng nổ cảm xúc sau khi xem xong một bộ phim đầy xúc động là một điều rất tự nhiên.
Tuy nhiên, rất nhiều lần chúng ta có xu hướng trở nên gắn bó với những xúc cảm, nhân vật, câu chuyện hay những cảnh trong phim. Những điều này được thể hiện dưới dạng thức của hội chứng được gọi là trầm cảm hậu phim ảnh.
Hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh (PMDS) là gì?
Từ ddieeenr Urban định nghĩa PMDS (post-series depression) là việc trải qua cảm giác buồn bã sau khi xem một bộ phim hoặc loạt phim dài tập. Một cảm giác đau khổ khi bộ phim đã kết thúc mà chúng ta lại không muốn điều đó xảy ra.
Nguyên nhân
1. Mong muốn thấy thế giới từ một viễn cảnh khác
Phim ảnh rất nhanh chóng đưa người xem cùng đến một thế giới khác. Thế giới kỳ ảo này có thể khác xa so với cuộc sống hiện tại buồn chán. Xem phim giúp con người có một cách gián tiếp sống cuộc sống mà họ hằng mong ước.
2. Mong muốn được xem nhiều hơn
Mặc dù người xem có thể trải qua trầm cảm hậu phim ảnh sau khi xem hết một bộ phim nhưng họ có thể vẫn muốn giữ lại cảm giác đó hoặc muốn xem một bộ phim khác để trải qua cảm giác đó lần nữa.
Điều này có thể được thực hiện bằng việc tải những bản nhạc trong phim, đọc thêm về diễn viên, xem lại những cảnh quay,...
3. Nhường chỗ cho cảm xúc
Phim ảnh thường giúp các khán giả biểu lộ những cảm xúc mà họ không thể biểu lộ trong những tình huống đời thường. Và sở dĩ họ vốn không muốn là một phần của hiện thực, việc bộ phim kết thúc lại càng khiến họ thêm thất vọng.
4. Kết nối mạnh mẽ với nhân vật trong phim
Nhiều người trong quá trình thưởng thức phim sẽ thường nảy sinh mối liên kết đặc biệt với một hoặc vài nhân vật. Khi bộ phim kết thúc cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải chia tay với nhân vật đó, và điều này khiến cho nhiều người nảy sinh cảm giác buồn bã như từ biệt một người bạn thân thiết.
Điều trị hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh
1. Xem xét nội hàm những phần cụ thể bên trong bộ phim gây ra trầm cảm
Dù trạng thái chán nản hậu phim ảnh là hết sức tự nhiên, việc tìm ra những khía cạnh cụ thể của bộ phim khiến người xem có cảm xúc nhất định là rất cần thiết.
Trong hầu hết những trường hợp, khi phim ảnh chiếu những phần khiếm khuyết trong đời thực, có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm. Xác định được những phần này chính là chìa khóa để vượt qua.
2. Đối mặt với vấn đề của mình và sống cho thực tại
Đôi khi, điều tốt nhất một người có thể làm là sống chung với cảm xúc và chờ nó tự phai mờ đi, thay vì chiến đấu với nó.
Sống với những cảm xúc thực giúp họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sức mạnh và cả những niềm tin sai lệch của chúng. Từ đó, họ sẽ thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn và chính xác hơn.
3. Tạm dừng việc xem cùng một thể loại phim
Có nhiều trường hợp, không phải bộ phim cụ thể mà chính là thể loại phim dẫn đến PMDS. Hội chứng trở nên rõ ràng hơn sau một sự kiện đời thường tương đồng như với nhân vật trong phim hoặc liên quan đến thể loại phim.
Tạm dừng việc xem cùng một thể loại trong một khoảng thời gian có thể giúp chúng ta xử lý cảm xúc và giải quyết tình hình, trước khi có thể quay trở lại với thể loại đó.
Thu Trang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất