Sinh con ở tuần thứ 35 – mẹ và bé sẽ gặp những nguy cơ gì?
Tin liên quan
Thời gian mang thai của mẹ để bé phát triển hoàn thiện nhất khi chào đời là 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Tuy nhiên đây chỉ là trên lý thuyết. Những bé sinh từ 37-42 tuần vẫn được coi là thai đủ tháng. Thời điểm sinh đẹp nhất là từ 38-40 tuần. Trẻ sinh dưới 37 tuần được coi là trẻ thiếu tháng, sinh trên 42 tuần được coi là trẻ sinh già tháng.
Quá trình sinh nở của người mẹ thuận lợi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong khi có những mẹ may mắn sinh con đủ ngày đủ tháng, thì vẫn có những trường hợp sinh con thiếu tháng, phổ biến nhất là sinh con ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Sinh con thiếu tháng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con, mà chính người mẹ cũng gặp nhiều vấn đề trong khi sinh nở. Nếu bé đòi ra khi mới ở tuần thứ 35, cả mẹ và bé sẽ gặp những nguy cơ sau.
Mẹ phải sinh mổ
Nếu sinh ở tuần thứ 35, khả năng mẹ phải sinh theo phương pháp mổ lấy thai là rất cao. Do lúc này cơ thể người mẹ chưa chuẩn bị hoàn toàn cho quá trình sinh nở, thai cũng chưa đủ ngày đủ tháng nên không thể sinh theo ngả âm đạo.
Bé gặp các vấn đề về hô hấp
Trẻ sinh ra khi mới 35 tuần tuổi có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Do đó khi chào đời, bé sẽ gặp các vấn đề về hô hấp và chưa thể thích nghi ngay với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. Khả năng bé bị nuôi ấp lồng kính là rất cao.
Nguy cơ bị vàng da cao hơn
Hầu hết trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh đủ tháng đều bị chứng vàng da sinh lý sau sinh. Hiện tượng vàng da sinh lý này sẽ tự hết sau vài ngày hoặc một tuần mà không cần điều trị đặc biệt gì. Tuy nhiên với những trẻ sinh thiếu tháng, trẻ dễ bị vàng da kéo dài hoặc có thể phát triển thành vàng da bệnh lý. Khi đó cần điều trị đặc biệt bé mới hết vàng da. Thông thường sẽ điều trị bằng phương pháp chiếu đèn.
Nguy cơ mắc bệnh tim
Hai bệnh thường gặp nhất ở trẻ sinh thiếu tháng là còn ống động mạch (PDA) và chứng giảm huyết áp. Khi bé còn trong bụng mẹ, ống động mạch dẫn phần lớn lưu lượng tim phải từ động mạch phổi sang động mạch chủ. Khi bé chào đời, ống động mạch phải đóng lại. Nếu ống không đóng lại sau khi sinh sẽ gây ra bất thường trong sự lưu thông của dòng máu qua ống động mạch từ động mạch chủ sang động mạch phổi. Đó là bệnh còn ống động mạch.
Tuy nhiên đa phần các trường hợp trẻ sẽ tự điều chỉnh và tự khỏi. Một số ít cần sự can thiệp y khoa nếu không sẽ để lại di chứng nghiêm trọng sau này.
Gặp các vấn đề liên quan đến não bộ
Trẻ sinh non có nguy cơ bị xuất huyết não thất cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trường hợp này bé sẽ được chăm sóc y tế đặc biệt để giảm thiểu biến chứng sau này cho bé.
Gặp vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiệt độ cơ thể
Lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ sinh non ít hơn do vậy thân nhiệt của trẻ dễ bị ảnh hưởng và bị hạ thấp. Nhiệt độ cơ thể thấp dẫn đến các vấn đề về hô hấp và khiến nồng độ đường trong máu thấp.
Bé bị nhiễm khuẩn
Do hệ miễn dịch kém, chưa hoàn thiện nên trẻ sinh ở tuần thứ 35 dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong.
Việt Hà – Nguồn: BS
(Theo Congluan)
Thai nhi nhảy nhót khi bố thổi vào bụng bầu của mẹ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất