Đau đẻ - những điều nhất định mẹ phải ghi nhớ
Tin liên quan
Cơn chuyển dạ đến đồng thời báo hiệu quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày sắp kết thúc. Mẹ từ giai đoạn “mang nặng” chuyển sang giai đoạn “đẻ đau”. Lúc này cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Và mẹ cần hiểu rằng, những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên. Nếu không đau đẻ, làm sao em bé có thể chào đời. Ngoại trừ trường hợp một số mẹ dễ đẻ, đẻ rơi, nhưng trường hợp đó cũng không nhiều.
Tại sao lại có cơn đau đẻ
Như đã nói, cơn chuyển dạ đến đồng nghĩa với việc có rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Tử cung – vốn có nhiều các mô cơ lớn, đang co và giãn ra. Cổ tử cung cũng giãn hết mức và mở rộng. Trong khi đó khớp xương chậu và dây chằng cũng di chuyển và giãn dài ra. Cơ đáy chậu và sàn chậu cũng phải giãn hơn bình thường. Cả quá trình này phục vụ và tạo điều kiện cho em bé chui ra dễ dàng nhất, nhưng tất nhiên mẹ cũng đau đến tột cùng.
Giai đoạn đầu của quá trình sinh nở
Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, hormone oxytocin bắt đầu sản sinh để kích thích các cơ co tử cung. Đây gọi là giai đoạn đầu của cơn đau đẻ, cũng là khi cổ tử cung bắt đầu mở.
Ban đầu, bà đẻ sẽ không cảm thấy đau, nhưng sẽ đau dần, đau râm ran khi cổ tử cung bắt đầu mở. Khi các mô trong cổ tử cung giãn ra, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ truyền tín hiệu lên não bộ. Não bộ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hormone oxytocin hơn. Lượng hormone oxytocin càng nhiều thì cơn co càng kéo dài, tần suất xuất hiện các cơn co càng ngắn. Ở giai đoạn đầu này, các cơn co thường kéo dài khoảng 30 giây.
Khi cơn co mạnh hơn, thì càng có nhiều tín hiệu truyền lên não bộ, và cơ thể giải phóng ra endorphin. Endorphin đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau, đồng thời cơ thể sản sinh nhiều hormone oxytocin hơn, để cơn co càng ngày càng mạnh hơn.
Mỗi khi cơn co đến, bà đẻ cần tập trung hít thở. Kết thúc giai đoạn đầu này, các cơ co thường kéo dài 1 phút. Cơn co gây áp lực lên các dây chằng và cơ bắp. Đồng thời gây áp lực lên em bé, em bé bị đẩy xuống cổ tử cung, chèn vào bàng quang và ruột của mẹ. Nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn tiểu, đau râm ran.
Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở
Khi cổ tử cung mở hoàn toàn là khi các cơn co không còn có tác dụng mở cổ tử cung thêm nữa, mà có tác dụng đẩy em bé xuống âm đạo và ra bên ngoài. Lúc này, các cơn co rất mãnh liệt, mẹ cảm giác một lực ép rất lớn, chứ không đơn thuần là đau nữa.
Các cơn co lúc này sẽ xuất hiện rất tự nhiên. Mẹ cũng không cần phải cố gắng rặn bé, chỉ khi có cơn co và buồn rặn thì mới được rặn.
Bàng quang và ruột vẫn bị chèn ép, các dây chằng giãn ra để tạo không gian cho em bé chui ra ngoài. Giai đoạn thứ hai này diễn ra từ từ, tạo thời gian cho âm đạo và đáy chậu giãn ra từ từ, giảm nguy cơ bị rách và tổn thương đáy chậu. Khi đầu em bé sắp chui ra ngoài, đa phần các trường hợp, bà đẻ được rạch tầng sinh môn để bé chui ra dễ dàng hơn.
Điều gì khiến mẹ bị đau đẻ nhiều hơn
Trong quá trình sinh nở, hai hormone oxytocin và endorphin phải sản sinh càng nhiều càng tốt để tăng các cơn co, và rút ngắn quá trình chuyển dạ. Hai hormone này phối hợp với nhau, tạo nên cơn co và thay đổi cảm nhận đau của bà đẻ.
Cảm nhận đau đẻ của mỗi người một khác, ngoài ra còn tùy thuộc vào các yếu tố:
- Đã từng sinh con trước đó, có khả năng chịu đau vì đã quen
- Tự tin
- Được sinh đẻ trong môi trường yên tĩnh, thoải mái, được hỗ trợ nhiệt tình.
Những điều mẹ cần nhớ
- Cơn co xuất hiện theo chu trình, mẹ sẽ vẫn có những quãng nghỉ giữa các cơn co.
- Cơn co tăng cường độ theo thời gian. Lúc đầu co nhẹ sau đó mạnh và đau hơn. Tạo điều kiện cho mẹ thích ứng với các cơn co.
- Quá trình chuyển dạ, sinh nở thường kéo dài tối đa là 24 tiếng.
Việt Hà – Nguồn: MJ
(Theo Congluan)
Xem thêm:
Hồi hộp xem cảnh bé chui đầu ra khỏi bụng mẹ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất