Vi rút Zika gây bệnh đầu nhỏ: Cần cảnh giác gì để phòng bệnh?

2016-01-28 17:52
- Vi rút Zika có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phải là phổ biến. Tuy nhiên việc hiến máu và truyền máu cần được tuân thủ các quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn.
Vi rút Zika (loại vi rút truyền qua muỗi Aedes - loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết) đang có tốc độ lan truyền nhanh đặc biệt ở khu vực châu Mỹ.  Kể từ khi được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào tháng 5/2015, đến ngày 23/01/2016 vi rút này đã lan truyền tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ.
Vi rút Zika lây truyền nhanh xuất phát từ việc người dân chưa từng phơi nhiễm sẽ không có miễn dịch để phòng bệnh, ngoài ra muỗi Aedes truyền vi rút Zika có ở các nước ở châu Mỹ kể cả Canada, lục địa Chile. 
Theo đánh giá của WHO, vi rút Zika tiếp tục lan truyền tớ các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Mỹ tại nơi có lưu hành muỗi Aedes. Theo TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, loại muỗi Aedes truyền bệnh bệnh teo não do vi rút ZIKA (đã lan truyền rất mạnh ở Châu Mỹ) hiện có rất nhiều ở Việt Nam.
Vi rút Zika gây bệnh đầu nhỏ: Cần cảnh giác gì để phòng bệnh?
Vai trò của muỗi Aedes truyền vi rút Zika đã được khẳng định rõ ràng trong khi các đường lây truyền khác thì rất hạn chế. Vi rút Zika cũng đã được phân lập trong tinh dịch và cũng ghi nhận một trường hợp có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên cần có thêm những bằng chứng để khẳng định việc lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
Vi rút Zika có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phải là phổ biến. Tuy nhiên việc hiến máu và truyền máu cần được tuân thủ các quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn.
Các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng rất hạn chế. Các nghiên cứu gần đây có thể cung cấp thêm bằng chứng về việc truyền từ mẹ sang con khi sinh cũng như hiểu biết thêm về vi rút ảnh hưởng như thế nào tới trẻ sơ sinh.
Hiện nay không có bằng chứng về việc lây truyền vi rút Zika qua sữa mẹ. Những bà mẹ trong vùng lưu hành vi rút Zika vẫn nên cho con bú sữa mẹ bình thường.
Phòng tránh bệnh
Theo TS Đình Bắc, các biện pháp phòng bệnh hiệu quả là loại trừ nơi sinh sản của muỗi, đặc biệt là những đồ đựng nước, ngăn chặn muối đốt. 
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách thu dọn những vật dụng đựng nước nơi muỗi có thể đẻ trứng như thùng, xô, chậu, lọ hoa, lốp xe và đậy nắp kín những nơi đựng nước sinh hoạt. Điều này cũng góp phần khống chế dịch sốt xuất huyết và chikungunya.
Người dân sống trong khu vực lưu hành muỗi Aedes cần phòng muỗi đốt bằng bôi hóa chất đuổi muỗi hoặc mặc quần áo dài để tránh bị muỗi đốt; đóng các cửa để muỗi không vào nhà, nằm màn khi ngủ kể cả ban ngày (khi muỗi hoạt động).
Phụ nữ mang thai nên được chăm sóc cẩn thận để tránh bị muỗi đốt. Mặc dù bệnh do vi rút Zika chủ yếu có biểu hiện nhẹ nhưng vụ dịch Zika tại Brazil đã trùng hợp với sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ khi đi đến vùng lưu hành vi rút Zika nên tư vấn cán bộ y tế trước và sau khi trở về; trong trường hợp có phơi nhiễm với vi rút Zika nên tư vấn với cán bộ y tế để theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai.
Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Mỹ tiếp tục làm việc với các quốc gia thành viên để tăng cường kiểm soát muỗi, truyền thông về những nguy cơ của vi rút Zika để khuyến khích các biện pháp phòng chống và thiết lập hệ thống giám sát vi rút Zika và những biến chứng nghi ngờ có thể xảy ra như chứng đầu nhỏ, hội chứng Guillain-Barre, những rối loạn về thần kinh, miễn dịch.
Tại Việt Nam, đến nay chưa có báo cáo ghi nhận sự lưu hành của vi rút này tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập vi rút Zika vào nước ta là hoàn toàn có thể do Việt Nam lưu hành loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết đồng thời sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

 

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành vi rút ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
 
 
Đông Anh
(Theo Congluan)
Xem thêm: Bắt bệnh qua vị trí mụn trên mặt
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nhan sắc 'tứ tiểu hoa đán' thế hệ genz: Quan Hiểu Đồng vẫn là 'quốc dân khuê nữ', Trương Tử Phong được khen là 'Châu Tấn thứ 2'