Tính mạng đe dọa vì ăn hoa loa kèn chứa độc

2016-05-15 08:49
- Trong hoa loa kèn độc có thể chứa scopolamine, cho nên không ít trường hợp ăn, nấu nước uống đã bị ngộ độc phải đi cấp cứu.

Mới đây, bệnh viện Quảng Ninh tiếp nhận vợ chồng bệnh nhân Nguyễn Văn Tú - Trần Thị Dung (Uông Bí, Quảng Ninh). Hai bệnh nhân này nhập viện với các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, nói nhảm. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện hai vợ chồng bà Dung bị nhiễm độc tố Scopolamine.

Đây là độc tố có trong hoa có độc mà hai vợ chồng bà đã ăn trước đó. Các bác sĩ đã tiến hành chống độc, thải độc, truyền dịch, điều trị ảo giác cho bệnh nhân. Trước đó, có người nói hoa loa kèn có tác dụng tốt, mát nên bà đã hái trong vườn để nấu canh. Sau khi ăn, xuất hiện các triệu chứng nôn mửa và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. 

Tính mạng đe dọa vì ăn hoa loa kèn chứa độc

Hồi năm 2013, Bệnh viện Lâm Đồng cũng đã tiếp nhận 4 trường hợp bị ngộ độc hoa loa kèn. 4 bệnh nhân này trước đó đã hái hoa loa kèn để ăn với lẩu chay. Sau khi ăn được 10 phút bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn mửa, bước đi không vững. Thậm chí sau đó còn có các triệu chứng nặng hơn như lơ mơ, nói mê sảng, thậm chí có lúc còn la hét ầm ĩ.

Có 4 người ăn hoa loa kèn trong lẩu chay, có 2 người bị nhẹ được điều trị tại nhà còn có 2 người bị nặng được đưa lên cấp cứu.

Cuối tháng 2/2015, bà Đỗ Thị Huệ (Thị trấn Đam'Ri, huyện Đại Huoai, Lâm Đồng) cho biết, bà thường dùng hoa loa kèn đun nước uống. Sau khi uống cảm giác choáng váng nhưng chỉ nghĩ do vấn đề huyết áp. Sau đó, bà dùng nhiều bông hoa hơn để nấu nước. Uống xong xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội kèm nôn mửa và phải nhập viện.

Cảnh giác với chất độc

Qua những sự việc trên có thể thấy việc người dân tự ý dùng các loại hoa chưa rõ nguồn gốc, thiếu an toàn có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Thậm chí, còn có tình trạng truyền tai nhau dẫn đến sự việc đáng tiếc như trường hợp của hai vợ chồng ông Tú trên đây. Bởi có những cây trồng nhìn đẹp mắt, thân thiện với môi trường nhưng bên trong lại chứa chất độc có thể gây hại như cây vạn niên thanh, cây trúc đào hay trầu ông, trầu bà...

Độc tố scopolamine được nhắc đến trong sự việc nói trên thực tế là chất gây ảo giác. Để nhận dạng được loại cây hoa loa kèn chứa độc có thể quan sát bên ngoài, hoa thòng xuống dưới đất, hoa to dài, lá mọc so le, hoa có thể đơn hoặc mọc thành đôi. Hoa loa kèn độc có nhiều màu khác nhau như vàng, hồng đỏ...Mặc dù loài hoa này thường dùng để chế biến bào chế một số loại thuốc. Tuy nhiên, không tự tiện để ăn sống, ăn với lẩu, nấu canh hay tự nấu nước để uống. Bởi độc tố scopolamine có bên trong sẽ ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia về dược liệu, chỉ một lượng nhỏ scopolamine cũng có thể gây ngộ độc. Cho nên không sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cây hoa loa kèn có độc để đun nước, sắc làm thuốc uống. Với người bị ngộ độc ở mức nhẹ thì xuất hiện triệu chứng khô miệng, giãn đồng tử, có thể bị kích thích, hoang tưởng. Nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...

Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy sau khi ăn, uống nước đun từ các bộ phận của hoa loa kèn có độc phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được chữa trị, cấp cứu kịp thời.

Tờ Sức Khỏe Đời sống dẫn thông tin của tờ TheGuardian cho biết, scopolamine được ví như hơi thở của quỷ do chất này có thể biến con người trở thành thây ma, thậm chí nó có sức mạnh đến mức làm mất trí nhớ tạm thời của con người.

Từ scopolamine người ta chế ra thuốc scopolamine có tác dụng trong chữa một số bệnh. Đây là tên đặt theo chi cây scopolia, thực vật họ solanaceae. Có một số nơi gọi là Borrachero, quả có kích thước nhỏ, hoa có 2 cánh.

Hiền Anh (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên