5 bộ phim Hàn Quốc bị “lãng quên” đáng để xem nhất

Cẩm Mai 2015-04-11 09:02
- Tuy không được đông đảo khán giả biết đến nhưng 5 bộ phim được giới thiệu trong danh sách này đều là những bộ phim đáng xem, bởi chúng hàm chứa những ý nghĩa lớn lao và sâu sắc về con người và xã hội.
Điện ảnh Hàn Quốc được khán giả, nhất là các nước châu Á, mến mộ bởi những bộ phim truyền hình nhiều tập, có dàn diễn viên đẹp. Còn rất nhiều bộ phim nhựa của Hàn Quốc không được khán giả yêu mến bởi phim khó hiểu, nhưng lại được giới phê bình khen ngợi, đã từng đoạt các giải thưởng lớn. Sau đây là 5 bộ phim Hàn Quốc bị “lãng quên” nhưng rất đáng để xem, được lựa chọn không chỉ bởi ý nghĩa lớn lao, tính giải trí, mà còn được đánh giá bởi lượt xem và bán phim trực tuyến.   
The President’s Last Bang (Ám sát tổng thống, 2005)
Chuyện phim được xây dựng dựa trên các sự việc có thật xung quanh vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee (do diễn viên Song Jae Ho đóng) vào ngày 26/10/1979. Phim bắt đầu bằng mối quan hệ thân thiết giữa điệp viên tình báo Ju (do diễn viên Han Suk Kyu đóng) và Giám đốc Cơ quan Tình báo Hàn Quốc Kim (Baek Yun Shik đóng). Nhưng Kim không ngưỡng mộ tổng thống. Những hành động của tổng thống Park khiến giám đốc Kim ngày càng thêm căm ghét nên anh đã bày mưu với điệp viên Ju ám sát tổng thống, coi đó là hành động mang lại lợi ích cho đất nước. 
“Ám sát tổng thống” được xếp vào danh sách phim xuất sắc nhưng nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi các rạp chiếu phim Hàn Quốc. Thực ra bộ phim này có nhiều cảnh quay hiện đại, dựa vào sự kiện lịch sử, đan xem vào đó là lát cắt khác về văn hóa Hàn Quốc. Trong phim có những cảnh tra khảo, bạo lực, máu me… để tăng thêm kịch tính, vậy mà lại có cái kết êm ái đến khó tin. 
Breathless (Ngột ngạt, 2008)
Năm 2008, Yang Ik Joon đã từng gây ngạc nhiên cho khán giả khi anh vừa viết kịch bản, làm đạo diễn, nhà sản xuất kiêm đóng luôn vai nam chính trong phim và cả cái tên phim nữa. Cái tên “Breathless” (Ngột ngạt) dịch ra tiếng Hàn Quốc thì nó có nghĩa khá thô tục. 
Nhân vật chính là Sang Hoon (do Yang Ik Joon đóng) là kẻ chuyên đòi nợ thuê bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Chỉ có Man Shik (do Jung Man Sik đóng) – vừa là bạn vừa là ông chủ của Sang Hoon, là người duy nhất kết bạn với kẻ đầu gấu hung hăng như Sang Hoon. 
Man-shik luôn khuyên nhủ Sang Hoon nên sống điềm tĩnh. Nhưng Sang Hoon vẫn “chứng nào tật ấy”, tên đầu gấu vẫn luôn gây rối, đánh đấm đồng nghiệp yếu hơn mình. 
Rồi một ngày kia, kẻ ngang tàng Sang Hoon đi trên đường vô tình đâm phải cô nữ sinh Yeon Hee (do nữ diễn viên Kim Kkobbi vào vai). Yeon Hee bắt Sang Hoon phải xin lỗi nhưng bắt một tên đầu gấu phải nhận lỗi đâu có dễ. Yeon Hee vẫn bướng bỉnh bám theo bắt xin lỗi, thế mà lại thành cơ duyên để 2 bạn trẻ kết thân với nhau. Càng nói chuyện, Sang Hoon và Yeon Hee càng cảm thấy đồng cảm.
Vẻ bề ngoài của nhân vật chính Sang Hoon gan góc, tính cách hung hăng, trái ngược với Yang Ik Joon bên ngoài, Yang Ik Joon muốn dùng nhân vật Sang Hoon để truyền tải thông điệp vòng xoáy bế tắc của bạo lực xã hội đã chôn vùi tuổi thanh xuân của đời người.
Điều đáng khâm phục là Yang Ik Joon đã làm bộ phim này với “đôi tay trắng”: vốn đầu tư ít ỏi, không có cộng sự và nguồn hỗ trợ. Bộ phim tuy không có những cảnh quay đẹp, nhưng vẫn thêu dệt nên chuyện tình cảm đẹp như truyền thuyết.
Marathon (Cuộc chạy Marathon, 2005)
Phim là câu chuyện có thật của chàng thanh niên mắc bệnh tự kỷ tên là Cho Won (do Jo Seung Woo đóng) không chịu giao tiếp với ai. Chỉ có mẹ (do (Kim Mi Suk đóng) mới giao tiếp được với Cho Won. Thế giới trong nhận thức của Cho Won như một đứa trẻ, cậu ta chỉ thích chơi ngựa vằn và ăn bánh Choco-Pie. Có điều là Cho Won rất mê chạy. Mẹ luôn cổ vũ Cho Won, thuê hẳn huấn luyện viên Jung Wook (do Lee Ki Young đóng) về cho con trai.   
Nhưng Jung Wook là kẻ dạy chỉ vì tiền, làm ngơ sai sót của Cho Won. Khi cậu ta gây bất ngờ, về thứ 3 trong cuộc thi chạy 10 km thì mẹ cậu quyết định sa thải thầy dạy để tự mình dạy cho con trai chạy marathon đạt tốc độ 42 km trong không đến 3 giờ. 
“Cuộc chạy Marathon” là một trong số ít bộ phim Hàn Quốc về thể thao, phần lớn được dựng theo chuyện có thật. Có thể kể ra đây vài phim tiêu biểu về thể thao như: Phim “Forever the Moment” (Khoảnh khắc vàng) nói về môn chơi bóng bằng tay. Phim “Take Off” (Cởi giày) nói về môn trượt tuyết núi. Phim “Glove” (Găng tay) kể về một đội bóng rổ của người khiếm thính. 
Phim “Cuộc chạy Marathon” mang lại cảm xúc, có lối xây dựng nhân vật và hành động trong trẻo và hiệu quả. Đỉnh cao của phim là những người làm phim đã dồn hết mong muốn và khao khát vào câu chuyện phim đầy cảm xúc, nhân vật Cho Won trên con đường chinh phục khoảng cách. Khi nói đến phim thể thao của Hàn Quốc, giới phê bình sẽ nghĩ tới phim này. 
Ban đầu, “Cuộc chạy Marathon” bị chê là nhại theo những phim thể thao khác, nhưng đạo diễn Cho Seung Woo đã gây ngạc nhiên với nhân vật tự kỷ Cho Won diễn xuất rất đạt của Jo Seung Woo.
Beat (Cú đánh, 1997)
Mọi chuyện bắt đầu từ khi Min (do Jung Woo Sung đóng) bị mẹ bắt vào học ngôi trường mới. Ở đây cậu có bạn mới, cảm mến cô bạn gái Ro-mi (do Ko So Young đóng). Rồi Min  bỏ học ở tuổi 19, suốt ngày đi gây rối ngoài phố với cậu bạn thân Tae-su (do Yu Oh Sung đóng), xâm nhập vào giới xã hội đen.
Hồi năm 1997, các rạp tại Hàn Quốc chiếu phim “Green Fish” (Con cá xanh) - được gọi theo tên một băng nhóm xã hội đen do Lee Chang Dong cầm đầu. Tuy không nổi tiếng như phim “A Bittersweet Life” (Đời cơ cực) nhưng phim “Green Fish” lại có hiệu quả cảnh báo tình trạng bạo lực trong nam giới khi đó. Cùng năm đó, phim “Beat” được phát hành, cũng nói về xã hội đen ra mắt lại có nội dung tập trung vào tình trạng xã hội đen trong nam thanh thiếu niên. Các nhân vật trong phim được xây dựng dựa vào văn hóa Hàn Quốc và Mỹ thịnh hành hồi cuối thập niên 90.  
Phim “Beat” có những cảnh quay đẹp mắt, gần giống với phim “Attack the Gas Station” (Tấn công trạm xăng), đáng để xem hơn phim “Green Fish”. Mặc dù phim “Beat” không được khán giả yêu thích nhưng cũng để lại kỷ niệm đẹp
Kick the Moon (Đặt chân lên Mặt Trăng, 2001)
Khi còn đi học cấp 3, đôi bạn thân Gi Dong (do Cha Seung Won đóng) và Young Joon (do Lee Sung Jae đóng) sống tại thành phố Gyeongju, đã đi chu du với nhau. Gi Dong nổi tiếng là hung hăng, hay gây sự dẫn đến bạn bè đánh nhau ngoài phố với đầu gấu. Young Joon vốn là học sinh ngoan, trong khi bạn đánh nhau, cậu trốn ngoài hành lang phòng karaoke.
10 năm sau, đôi bạn thân gặp lại nhau cũng tại Gyeongju, đã có sự hoán đổi to lớn. Bây giờ Gi Dong là một giáo viên tận tâm với học sinh chậm tiến, còn Young Joon cầm đầu một nhóm xã hội đen khét tiếng. Cả hai đều bị mê hoặc bởi nét đáng yêu của cô nàng Ju-ran (do Kim Hye Soo đóng). Họ cùng cạnh tranh với nhau để lấy lòng người đẹp. 
Phim “Kick the Moon” có phần dữ dội giống phim “Attack the Gas Station” nhưng đạo diễn đã xử lý các nhân vật và mối quan hệ trong phim tinh tế hơn, nhân vật này không lấn át nhân vật kia.
Cốt lõi bộ phim là tư tưởng của nhân vật Gi Dong và Young Joon đang cùng nhau tạo nên tương lai khác đi. Các tình tiết về thời học sinh của họ không liên quan đến cái kết của phim, nhưng cũng đáng chú ý. “Kick the Moon” là một bộ phim hài xã hội đen đáng để xem.
 
Cẩm Mai 
Nguồn ảnh: Asian Wiki
(Theo Congluan.vn)

 

 Những bộ phim có đề tài gai góc, nội dung khó xem thường gây ra những ý kiến tranh cãi nhiều chiều

 

10 bộ phim gây tranh cãi nhất trong lịch sử điện ảnh

Những bộ phim về tình dục gây tranh cãi (Phần 1)

Những bộ phim về tình dục gây tranh cãi (Phần 2)

Xem phim I Origins: Khởi nguyên và sau này, bạn là ai?

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cung Hoàng đạo nam có tính thích kiểm soát quá mức khiến tình yêu luôn trở nên ngột ngạt