Thuê nhà từ 15 m2 mới được đăng ký thường trú nội thành Hà Nội

2016-11-29 21:34
- UBND TP Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện nghị quyết quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành là 15 m2.

UBND TP Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện nghị quyết quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành là 15 m2.  

Tại kỳ họp thứ ba (ngày 5-8/12), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét thông qua nghị quyết kéo dài thời hạn thực hiện quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành là 15 m2.  

Theo UBND thành phố, sau 3 năm thực hiện quy định trên, có hơn 3.500 trường hợp được đăng ký thường trú tại 12 quận nội thành. Việc triển khai nghị quyết bước đầu đã hạn chế tình trạng di cư vào nội đô.     

    Dân số gia tăng gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị thủ đô. Ảnh minh họa: Đào Cương.      

So sánh với quy định diện tích tối thiểu đối với chỗ ở cho thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố là 5 m2 sàn/người, chỉ tiêu 15 m2/người cao hơn hẳn. Điều này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2015 dân số là 23,1 m2/người (cho quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và một phần quận Hai Bà Trưng) và 26,8 m2/người (cho khu vực nội thành còn lại).  

Từ thực tế trên, UBND thành phố kiến nghị HĐND kéo dài thời gian thực hiện nghị quyết đến năm 2020. Phạm vi áp dụng là 12 quận nội thành gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.  

Báo cáo sau 3 năm thực hiện Luật thủ đô của thành phố Hà Nội cho thấy, đến 1/7/2016 Hà Nội có trên 1,8 triệu hộ với hơn 7,3 triệu người. Số lượng người tạm trú, người di cư tự phát vào nội thành những năm qua tăng, hiện có khoảng 720.000 người ngoại tỉnh tạm trú trên địa bàn.      

Quy định đăng ký hộ khẩu thủ đô  

Khoản 2, 3, 4 Điều 20 của Luật cư trú:  

Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình (Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột...).  

Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;  

Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.  

Khoản 4 Điều 19 về Quản lý dân cư trong Luật thủ đô quy định:  

Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;  

Các trường hợp không thuộc khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư thì phải đáp ứng điều kiện: đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.      

Theo Vnexpress

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hướng dẫn cách khóa tài khoản Facebook tạm thời nhanh nhất